20+ mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất

mái nhà xưởng công nghiệp

Mái nhà xưởng công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, đảm bảo an toàn và độ bền vững cho toàn bộ công trình. Việc thiết kế và lựa chọn vật liệu mái phù hợp không chỉ đảm bảo tính an toàn, mà còn tối ưu chi phí vận hành trong quá trình sử dụng lâu dài.

Trong bài viết này, IMAI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, cấu trúc của các loại mái nhà xưởng phổ biến và giới thiệu 20 mẫu mái đẹp, ấn tượng nhất năm 2025 để bạn tham khảo, lựa chọn sao cho phù hợp nhất với công trình mình.

Giới thiệu về mái nhà xưởng công nghiệp

Mái nhà xưởng công nghiệp là phần cấu trúc trên cùng của nhà xưởng, đóng vai trò bảo vệ toàn bộ công trình khỏi các tác động từ môi trường như mưa, nắng, nhiệt độ và gió bão. Nếu không có mái, các tác nhân môi trường sẽ xâm nhập trực tiếp vào trong nhà gây hư hỏng máy móc và xuống cấp nội thất nhà xưởng.

Giới thiệu về mái nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công nghiệp thường được xây dựng với quy mô lớn, yêu cầu mái nhà phải có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, chống oxy hóa/rỉ sét hiệu quả để công trình vận hành hiệu quả trong nhiều năm, thậm chí là hàng chục năm liên tục sử dụng. Ngoài ra, mái tôn nhà xưởng còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về độ dốc theo TCVN 4604:2012 để đảm bảo khả năng thoát nước tốt nhất – tránh ứ đọng gây thấm dột vào công trình, chi tiết được chúng tôi đề cập chi tiết ở phần tiếp theo.

Cấu trúc của mái nhà xưởng công nghiệp

Cấu trúc mái nhà xưởng công nghiệp thường bao gồm ba thành phần chính: kết cấu chịu lực, lớp bao chehệ giằng. Mỗi bộ phận đảm nhận vai trò riêng, cùng phối hợp để đảm bảo độ chắc chắn, bền bỉ và an toàn cho mái cũng như toàn bộ công trình nói chung. Cụ thể, cấu trúc của mái nhà xưởng công nghiệp bao gồm các chi tiết như sau:

  • Kết cấu chịu lực: Đây là phần chịu lực chính của mái nhà xưởng, bao gồm các bộ phận như vì kèo, xà gồ và dầm – chi tiết như sau:
    • Vì kèo: Đặc trưng với các thanh chạy dọc mái – đay là bộ phận chính chịu tải của cả kết cấu, thường làm bằng thép hình/thép hộp hoặc bê tông.
    • Xà gồ: Là các thanh ngang liên kết với vì kèo, có nhiệm vụ nâng đỡ tấm lợp phía trên.
  • Dầm mái: Là các thanh ngang hoặc dọc nâng đỡ hệ vì kèo – xà gồ và mái, đảm bảo phần công trình này được vững chắc hơn.
  • Lớp bao che: Lớp bao che là phần trên cùng của mái, được lắp đặt chắc chắn trên xà gồ thông qua vít. Tấm lợp có thể là: tôn, bê tông cốt thép,… được thiết kế để bảo vệ nhà xưởng khỏi các tác động từ thời tiết như mưa, nắng và gió bão.
  • Hệ giằng: Hệ giằng là bộ phận làm bằng thép, được lắp đặt để kết nối các xà gồ/vì kèo với nhau hỗ trợ giúp mái tăng cường khả năng chịu lực nằm ngang và lực căng của gió, bão, mưa,… đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất của mái trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Các loại mái nhà xưởng công nghiệp

Mái nhà xưởng công nghiệp được phân thành ba loại chính dựa trên hình thức thiết kế: mái bằng, mái dốc và mái vòm. Chi tiết về các đặc điểm nổi bật của các loại mái này như sau:

Mái bằng nhà xưởng công nghiệp

Mái bằng nhà xưởng công nghiệp

Mái bằng là kiểu mái có độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 15%, thường được thi công bằng chất liệu tôn lợp hoặc đổ bê tông. Loại mái này thích hợp cho những công trình yêu cầu tính thẩm mỹ độc đáo & hiện đại như nhà xưởng kết hợp showroom, nhà xưởng kết hợp trụ sở doanh nghiệp,…

Tuy nhiên điểm yếu “chí mạng” của loại mái này là khả năng thoát nước kém do độ dốc hạn chế. Điều này khiến mái cực dễ bị ứ đọng nước gây thấm dột, đồng thời gia tăng nguy cơ hình thành rong rêu và rỉ sét làm ảnh hưởng đến độ bền của mái. Do đó, bạn nên có giải pháp thoát nước tối ưu cho loại mái này như trang bị sê nô, cho người dọn dẹp thường xuyên,…

Mái dốc nhà xưởng công nghiệp

Mái dốc nhà xưởng công nghiệp

Mái dốc là dạng phổ biến nhất, với thiết kế mái thoải xuống có độ nghiêng từ 15 – 20% hoặc hơn, có ưu điểm giúp thoát nước cực kỳ nhanh chóng. Điều này giúp công trình giảm thiểu nguy cơ ứ đọng nước, tránh thấm dột hoặc hình thành rong rêu, rỉ sét – giúp duy trì tính thẩm mỹ, khả năng bảo vệ và độ bền của mái tôn.

Mái vòm

Mái vòm nhà xưởng công nghiệp

Mái vòm có thiết kế cong vòng lên cao vô cùng độc đáo, mang lại vẻ thẩm mỹ ấn tượng cho công trình. Loại mái này có độ dốc siêu cao, đảm bảo việc thoát nước hiệu quả – tuyệt đối không xảy ra tình trạng ứ đọng gây thấm dột.

Bên cạnh đó, với thiết kế vòm cùng diện tích lớn, loại mái này giúp phân tán ngoại lực rất tốt, đảm bảo độ bền tuyệt vời cho công trình bạn trước thời tiết khắc nghiệt.

Độ dốc tiêu chuẩn của mái nhà xưởng công nghiệp là bao nhiêu?

Tùy theo vật liệu mái lợp, theo Mục 4.2.1 tiêu chuẩn TCVN 4604:2012 – “XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP – NHÀ SẢN XUẤT – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ” có hiệu lực hiện hành, độ dốc lý tưởng của mái nhà xưởng nên nằm trong ngưỡng sau để đảm bảo thoát nước hiệu quả & khả năng chống nước tốt nhất:

  • Mái lợp tôn sóng: 15 % – 20%;
  • Tấm lợp amiăng xi măng: 30% – 40%;
  • Mái lợp ngói: 50% – 60%;
  • Mái lợp tấm bê tông cốt thép: 5% – 8%.

Ứng dụng tiêu chuẩn này vào trường hợp công trình của bạn, để biết được nhà xưởng công nghiệp của mình đã đạt tiêu chuẩn độ nghiêng mái phù hợp hay chưa, bạn hãy tính toán độ dốc mái công trình mình qua công thức sau:

i = (H/L) * 100%

Trong đó:

  • i: Độ dốc mái (%).
  • H: Chiều cao mái (m).
  • L: Chiều dài mái (m).

Ví dụ: Nếu chiều cao mái tôn nhà xưởng của bạn theo thiết kế là 0,7m và chiều dài mái là 10m, thông số độ dốc mái nhà xưởng được tính toán như sau:

i = (0,7/10)*100% = 7%

Như vậy, độ dốc mái tôn nhà xưởng bạn chỉ 7%, chưa đủ để đáp ứng theo tiêu chuẩn TCVN 4604:2012.

Các chất liệu làm mái phổ biến trong nhà xưởng công nghiệp

Hiện nay trong thi công nhà xưởng công nghiệp, có 2 vật liệu làm mái phổ biến nhất là mái tônmái bê tông cốt thép. Để giúp bạn có cân nhắc phù hợp nhất cho công trình mình, dưới đây là phân tích chi tiết A-Z của IMAI về những điểm nổi bật của hai chất liệu này:

Mái tôn

Mái tôn nhà xưởng công nghiệp

Mái tôn là dạng mái được làm từ thép, được phủ lớp mạ kẽm hoặc lớp mạ nhôm kẽm chống ăn mòn/rỉ sét siêu hiệu quả. Tính chất của thép rất cứng, chịu ngoại lực tốt giúp mái vững vàng trước gió, bão hoặc cành cây bay đập vào tấm lợp. Trọng lượng tôn rất nhẹ, phù hợp với cả công trình ở nền đất yếu hoặc nền móng có tải trọng thấp.

Ngoài  ra, mái tôn còn có một số dòng sản phẩm tích hợp các tính năng đặc biệt như chống nóng, chống ồn. Cụ thể, tôn lạnh có lớp mạ nhôm kẽm giúp phản xạ nhiệt từ ánh sáng mặt trời chiếu vào cực kỳ tốt, hạn chế hấp thu hơi nóng giúp công trình mát mẻ hơn.

Còn nếu bạn muốn chống nóng vượt trội hơn kèm tính năng cách âm hiệu quả, tôn xốp sẽ là lựa chọn cho nhà xưởng bạn, đây là sự kết hợp giữa tôn lạnh và xốp cách nhiệt – giúp thừa hưởng mọi ưu điểm của tôn lạnh, đồng thời nâng cao khả năng chống nóng & tiêu âm nhờ lớp xốp cách nhiệt dày từ chất liệu PU, EPS, Rockwool,…

Về tính thẩm mỹ, mái tôn có nhiều mẫu mã đa dạng từ từ tôn sóng vuông, sóng tròn, sóng ngói,… cùng với hàng trăm màu sắc đa dạng khác nhau, giúp bạn tha hồ lựa chọn tùy theo nhu cầu thi công cho công trình mình.

Về giá cả, tôn là lựa chọn có mức giá rẻ hơn nhiều lần, thậm chí là cả chục lần so với các loại mái truyền thống như ngói, mái bê tông,… giúp tiết kiệm chi phí rất lớn cho chủ đầu tư mà vẫn đảm bảo độ bền hiệu quả.

Mái bê tông cốt thép

Mái bê tông cốt thép nhà xưởng công nghiệp

Mái bê tông cốt thép phù hợp với những nhà xưởng cần độ vững chắc cao và khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Đây là dạng mái được coi là bền nhất trong các loại mái với các đặc tính như: chịu lực vượt trội, không bị ăn mòn/hư hại bởi yếu tố tự nhiên thông thường, tuổi thọ đi cùng với công trình,…

Tuy nhiên, mái bê tông cốt thép có nhược điểm lớn là rất đắt – cao hơn đến cả chục lần so với mái tôn thông thường, không phù hợp với số đông. Ngoài ra, trọng lượng mái rất nặng, yêu cầu công trình phải có nền móng và cột chống khỏe để đảm bảo công trình bền vững lâu dài.

20+ mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất 2025

Sau đây là 20+ mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất 2025 do IMAI tổng hợp & chia sẻ đến bạn. Hy vọng với các mẫu dưới đây, bạn sẽ tìm được lựa chọn phù hợp cho thiết kế dự án công trình sắp tới của mình:

mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất

Lời kết

Trên đây là toàn bộ A-Z về mái nhà xưởng công nghiệp, đặc điểm của các loại mái phổ biến cho công trình này và 20+ mẫu mái nhà xưởng công nghiệp đẹp, ấn tượng nhất 2025 do IMAI tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã bạn đã tìm được mẫu mái phù hợp cũng như những kinh nghiệm thi công mái xưởng hữu ích để công trình mình vừa đẹp, rẻ và đáp ứng công năng tốt nhất.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà thầu cung cấp vật liệu & thi công mái nhà xưởng công nghiệp uy tín, chất lượng tại  khu vực Hà Nội – Hưng Yên thì IMAI là lựa chọn mà bạn rất nên tham khảo. Với trên 10+ năm kinh nghiệm, chúng tôi là đơn vị đại lý cấp 1 chuyên cung cấp mái tôn công nghiệp của các hãng sản xuất hàng đầu Việt Nam như: BlueScope, Việt Nhật SSSC, tôn Thăng Long, tôn Poshaco… cam kết mang đến các sản phẩm chính hãng mới 100% với mức giá chiết khấu cạnh tranh hàng đầu trên thị trường do không qua các khâu trung quan.

Về mặt thi công, IMAI tự hào là đơn vị nhà thầu có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, team thợ thi công lành nghề – đã mang đến sự hài lòng cho 200+ khách hàng dự án công trình lớn nhỏ trên khắp miền Bắc, trong đó tiêu biểu bao gồm: Acecook, Geleximco, TH True Milk, CP Việt Nam,…

Để nhận thêm thông tin tư vấn về thiết kế & thi công mái nhà xưởng công nghiệp và báo giá tốt nhất cho công trình bạn, hãy liên hệ với IMAI qua các kênh hỗ trợ chính thức sau:

IMAI.VN – NT STEEL

  • Địa chỉ: Đông Tảo – Khoái Châu – Hưng Yên
  • Hotline: 0979.611.488
  • Email: imai@imai.vn.

Chúc bạn sớm hoàn thành công trình, dự án mơ ước của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *