Top 6 các nguyên nhân dột mái tôn phổ biến & cách xử lý

các nguyên nhân dột mái tôn phổ biến & cách xử lý

Thấm dột là hiện tượng thường gặp ở nhiều nhà mái tôn hiện nay, đặc biệt là với những công trình đã xây và sử dụng lâu năm. Vậy nguồn gốc, lý do gây thấm dột này là từ đâu? Hãy cùng IMAI khám phá Top 6 các nguyên nhân dột mái tôn phổ biến nhất hiện nay & cách xử lý triệt để ngay sau đây!

Top 6 các nguyên nhân dột mái tôn phổ biến nhất hiện nay

Top 6 các nguyên nhân dột mái tôn phổ biến nhất hiện nay

Dột mái tôn là hiện tượng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ nhân lẫn khách quan. Chi tiết, dưới đây là các nguyên nhân dột mái tôn chính phổ biến nhất hiện nay:

  1. Độ dốc mái không phù hợp: Mái tôn cần có độ dốc đủ lớn để đảm bảo thoát nước nhanh chóng sau mỗi trận mưa. Trong trường hợp độ dốc quá thấp, nước mưa dễ bị ứ đọng trên mái, dẫn đến thấm qua các khe nối tấm tôn và gây dột cho công trình.
  2. Lỗi lắp đặt tại các vị trí tiếp giáp: Các điểm tiếp giáp giữa tấm tôn và tường hoặc giữa các tấm tôn với nhau là khu vực có nhiều khoảng hở. Nếu không được bắn vít khít chặt hoặc bơm keo chưa đủ kín, các điểm này vẫn sẽ tồn tại các kẽ hở nhỏ khiến nước mưa có thể thấm qua và gây dột cho công trình.
  3. Các vấn đề của vít: Theo thời gian dài chịu mưa chịu gió, ví bắn tôn có thể bị lỏng hoặc gỉ sét – khiến khả năng cố định mái tôn vào hệ xà gồ không còn được chắc chắn. Điều này tạo ra các kẽ hở ở điểm nối tiếp giữa những tấm tôn, khiến nước có thể “chui” qua và nhỏ vào công trình.
  4. Vết nứt, lỗ thủng hoặc vết lõm trên mái tôn: Các vết nứt/lỗ thủng sinh ra do rỉ sét hoặc do ngoại lực tác động (vật nặng rơi, gió mạnh) sẽ tạo ra khoảng hở khiến nước mưa dễ dàng thấm xuống và gây dột.
  5. Hệ thống máng thoát nước không đảm bảo: Máng xối thoát nước quá nhỏ hoặc bị tắc nghẽn bởi lá cây hoặc rác thải sẽ làm nước bị ứ đọng & trào ngược lên mái. Nếu tình trạng này xảy ra ở khu vực máng gần điểm nối tôn – nước mưa ứ đọng có thể tràn, thấm vào kẽ hở khu vực này và gây dột.
  6. Chất lượng vật liệu mái tôn kém: Sử dụng tôn không đạt tiêu chuẩn, mỏng hoặc không có lớp mạ bảo vệ sẽ làm tôn nhanh chóng bị ăn mòn, rỉ sét và xuất hiện vết nứt/lỗ thủng – tạo điều kiện cho nước mưa thấm vào và gây dột.

Hậu quả khi mái tôn bị dột mà không xử lý kịp thời

Hậu quả khi mái tôn bị dột mà không xử lý kịp thời
Các vết ố, ẩm mốc ảnh hưởng đến thẩm mỹ tường trần là điều có thể thấy rõ nhất khi công trình bị dột.

Dột mái tôn không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng lớn đến độ bền công trình và sức khỏe của các thành viên sinh sống bên trong công trình. Cụ thể, dưới đây là những hậu quả phổ biến nhất khi không khắc phục mái tôn bị dột mà bạn cần lưu ý:

  • Gây hư hỏng nội thất và thiết bị: Nước mưa thấm dột sẽ làm ướt đồ nội thất, thiết bị điện tử và các vật dụng trong nhà. Độ ẩm là “kẻ thù” của đồ điện, có thể dẫn đến chập cháy & hư hỏng, gây thiệt hại không nhỏ về tài sản cho chủ nhà.
  • Mất thẩm mỹ kiến trúc: Dột mái tôn kéo dài có thể gây ẩm mốc trên tường, trần nhà và các cấu trúc bên trong. Điều này khiến không gian sống trở nên kém tính thẩm mỹ so với lúc mới xây.
  • Làm giảm tuổi thọ công trình: Không chỉ dừng lại ở vấn đề thẩm mỹ, độ ẩm cao & mốc lâu ngày không được xử lý sẽ còn làm phá hủy vật liệu khiến kết cấu công trình nhanh bị xuống cấp – dẫn đến giảm tuổi thọ cho công trình.
  • Chi phí sửa chữa tăng cao: Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng ứ dột mái tôn có thể khiến mái tôn bị đẩy nhanh quá trình oxy hóa/rỉ sét – khiến hư hỏng trở nên phức tạp hơn, thậm chí là thay mới toàn bộ gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho chủ đầu tư.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình: Bào tử nấm mốc sinh ra cho tình trạng thấm dột kéo dài bên trọng công trình có thể bay lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào mũi & da gây viêm nhiễm, dẫn đến hàng loạt các bệnh về đường hô hấp & da liễu – đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ và người già, vốn có sức đề kháng yếu.

Mái tôn bị dột phải làm sao? 8 cách chống dột mái tôn hiệu quả & nhanh chóng

cách chống dột mái tôn bằng keo silicone
Cách chống dột mái tôn bằng keo silicone.

Để xử lý tình trạng thấm nước hiệu quả, cần xác định chính xác các nguyên nhân dột mái tôn để tiến hành khắc phục “trúng” vấn đề, đảm bảo công trình nhanh chóng không còn gặp phải tình trạng này nữa.

Chi tiết, dưới đây là A-Z cách khắc phục dột mái tôn hiệu quả mà bạn nên cân nhắc tham khảo:

  • Sử dụng keo silicon gia cố lỗ vít, các điểm tiếp giáp trên mái tôn: Keo silicon là giải pháp hiệu quả để bịt các lỗ thủng nhỏ hoặc các khe hở tại vị trí vít và mối nối. Loại keo này có độ bám dính cao và khả năng chống nước tốt, giúp ngăn nước mưa thấm qua.
  • Thay thế vít và bắn lại vị trí lỏng lẻo: Trong trường hợp dột mái tôn do vít, bạn hãy vặn chặt lại vít lỏng và thay thế các vít rỉ sét. Ngoài ra, nếu các vít mái tôn nhà mạn chưa có vòng đệm cao su, bạn nên bổ sung chi tiết này để tăng độ kín khít ở các lỗ khoan, nâng cao khả năng chống thấm tốt hơn.
  • Thi công sơn chống thấm hoặc sơn chống rỉ sét: Sơn chống thấm giúp tạo lớp màng bảo vệ, che lấp các khe hở nhỏ trên bề mặt mái tôn, ngăn nước mưa có cơ hội thấm vào gây dột. Với sơn chống rỉ sét, sản phẩm này giúp chống ăn mòn và gia cố độ bền, tuổi thọ mái tôn trước các tác nhân có hại từ môi trường như: mưa, nắng, hơi muối,….
  • Xử lý các vị trí lõm trên mái tôn Với các tình trạng lõm, móp nhẹ trên mái tôn, bạn dùng vật dụng như thanh sắt hoặc búa để nắn lại sao cho phẳng, từ đó khiến các mối ghép tấm lợp được khít chặt hơn – giúp ngăn nước đọng và thấm dột vào trong công trình.
Cách chống dột mái tôn bằng băng dính chống dột dán mái
Cách chống dột mái tôn bằng băng dính chống dột dán mái.
  • Vệ sinh máng thoát nước và mái tôn thường xuyên: Dọn sạch rác, lá cây trên mái và trong máng thoát nước để đảm bảo dòng chảy không bị tắc nghẽn, giảm nguy cơ ứ đọng nước trên mái gây dột công trình.
  • Xử lý khe hở giữa mái tôn và tường: Với tình trạng dột do lỗi thi công có khoảng cách giữa mái và tường gây dột vào trong nhà, bạn cần thi công tôn ốp (loại tôn phẳng được bẻ cong gần giống chữ L) nối giữa bề mặt tôn và tường và dán bằng Silicone hoặc xi măng để kín kẽ khe hở tuyệt đối, ngăn chặn nước mưa tràn vào nhà.
  • Dán băng dính dán mái tôn chống dột: Là phương pháp sử dụng các tấm băng dính dán mái tôn chống dột chuyên dụng với lớp keo siêu dính, giúp bít kín mọi khe hở, lỗ thủng nhỏ khi dán lên trên. Thi công phương pháp này khá đơn giản, bạn chỉ cần bóc miếng dính ra và dán chặt lên bề mặt mái tôn là hoàn thành. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm che phủ đi màu sắc của tôn, khiến mái nhà trở nên kém đẹp về thẩm mỹ.
  • Thay mới mái tôn: Nếu mái tôn đã xuống cấp nghiêm trọng, rỉ sét nặng và xuất hiện nhiều lỗ thủng, việc thay mới tấm lợp sẽ là giải pháp triệt để và lâu dài nhất để đảm bảo công trình bạn không còn bị thấm dột.

Lời kết

Trên đây là A-Z top 6 các nguyên nhân dột mái tôn phổ biến nhất hiện nay và cách khắc phục theo từng nguồn gốc vấn đề khác nhau. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp giải pháp chống thấm & sửa chữa mái tôn chuyên nghiệp, IMAI là một lựa chọn đáng để bạn cân nhắc. Chúng tôi là đơn vị trên 10+ năm kinh nghiệm, hoàn thành & mang đến sự hài lòng của trên 200+ dự án lớn nhỏ trên toàn miền Bắc, tiêu biểu bao gồm: Acecook, TH True Milk, CP Việt Nam, Geleximco,…

Nhận tư vấn chi tiết tại:

IMAI.VN – NT STEEL

  • Địa chỉ: Đông Tảo – Khoái Châu – Hưng Yên
  • Hotline: 0979.611.488
  • Email: imai@imai.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *