16+ cách chống thấm mái tôn với tường hiệu quả nhất

cách chống thấm mái tôn với tường

Mái tôn nếu không được thi công kín kẽ sẽ rất dễ gây thấm dột, đặc biệt tại vị trí tiếp giáp với tường do hai bề mặt không ăn khớp với nhau. Nếu không xử lý đúng cách, nước mưa có thể len lỏi vào khe hở, gây ẩm mốc, bong tróc sơn, làm xuống cấp nội thất, hư hỏng thiết bị bên trong nhà. Vậy cách chống thấm mái tôn với tường nào hiệu quả nhất? Trong bài viết này, IMAI sẽ chia sẻ A-Z 16+ cách chống thấm mái tôn với tường tối ưu, giúp bạn bảo vệ ngôi nhà khỏi tình trạng thấm dột lâu dài.

Tại sao cần chống thấm giữa mái tôn và tường? Hậu quả của thấm dột đến cho công trình

Tại sao cần chống thấm giữa mái tôn và tường? Hậu quả của thấm dột đến cho công trình

Vị trí tiếp giáp giữa mái tôn và tường là điểm nối không kín khít (đặc biệt là khi so sánh với việc ghép giữa hai tấm tôn với nhau), do đó đây là một trong những điểm yếu dễ bị thấm nước nhất bên trong công trình. Nếu không xử lý kịp thời, nước mưa sẽ ngấm vào bên trong công trình, gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như:

  • Tạo sự bất tiện trong cuộc sống: Thấm dột gây ra những giọt nước nhỏ vào công trình, gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt, làm việc của các thành viên ở bên trong công trình.
  • Tạo ra các vệt nước bẩn kém thẩm mỹ: Nếu mái tôn và tường không được thi công kín khít, nước mưa trộn lẫn với bụi bẩn sẽ xâm nhập vào bên trong nhà, gây ra các vệt bẩn làm mất thẩm mỹ cho công trình.
  • Tường nhà bị ẩm mốc, bong tróc sơn: Khi nước thấm vào tường lâu ngày, lớp sơn sẽ bị phồng rộp và bong tróc, bên cạnh đó, độ ẩm còn tạo điều kiện cho ẩm mốc phát triển làm suy giảm tính thẩm mỹ cho công trình bên trong
  • Hình thành các vết nứt: Nước ngấm lâu ngày có thể làm tường giãn nở không đồng đều, dẫn đến hình thành các vết nứt nhỏ, lâu dần có thể lan rộng thành vết nứt lớn.
  • Hư hỏng các thiết bị: Độ ẩm là yếu tố “kỵ” của nhiều thiết bị, đồ dùng trong gia đình – đặc biệt là thiết bị điện tử. Điều này có thể dẫn đến các sự cố, hư hỏng của các đồ vật trên khi sử dụng, khiến bạn phải mất tiền sửa chữa hoặc mua mới.
  • Nguy cơ chập điện: Nếu nước thấm vào hệ thống điện âm tường, điều này có thể gây rủi ro chập cháy – dẫn đến giật, hư hỏng thiết bị/hệ thống điện và thậm chí là hoả hoạn rất nguy hiểm.
  • Giảm tuổi thọ công trình: Tình trạng thấm nước kéo dài không chỉ làm hư hỏng bề mặt mà còn ảnh hưởng đến kết cấu bê tông bên trong, khiến công trình xuống cấp nhanh hơn.

Nguyên nhân gây thấm dột giữa mái tôn và tường

Hiện tượng thấm dột tại vị trí tiếp giáp giữa tôn với tường gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nổi bật là những lý do phổ biến sau:

  • Thi công không đúng kỹ thuật: Nếu trong quá trình lắp đặt, mái tôn và tường không được che đậy kín, để lộ khe hở – nước mưa sẽ dễ dàng len vào gây dột. Đây là hiện tượng phổ biến của một số công trình thi công với tiến độ vội vàng hoặc đội thợ phụ trách kém tay nghề, không có tâm khi thực hiện.
  • Sử dụng vật liệu kém chất lượng: Keo chống thấm, sơn phủ hoặc vật liệu kết dính không đạt chuẩn sẽ bị nứt, co ngót sau một thời gian, tạo ra các lỗ hổng khiến nước thấm vào. Đối với tôn ốp tường kém chất lượng, lớp mạ bảo vệ chống rỉ mỏng & không hiệu quả – nước mưa có thể dễ dàng “phá hủy”, gây ăn mòn rỉ sét và cuối cùng tạo ra lỗ thủng làm thấm dột công trình.
  • Ảnh hưởng từ thời tiết và môi trường: Mái tôn và tường chịu tác động liên tục từ nắng, mưa, gió, khiến vật liệu kết nối cũng giãn nở và co lại theo. Lâu dần thời gian, việc này tạo ra khe hở để nước len vào làm dột vào bên trong công trình.
  • Mái tôn bị hư hỏng hoặc xuống cấp: Sau nhiều năm sử dụng, phần cạnh mái tôn tiếp giáp tường có thể bị gỉ sét, mục nát. Nếu không kiểm tra và bảo trì định kỳ, đây cũng là điều kiện để nước mưa thấm qua và chảy xuống tường.
  • Hệ thống thoát nước kém: Nếu tôn không đủ độ dốc hoặc không có biện pháp dẫn nước hợp lý, nước mưa có thể ứ đọng tại vị trí tiếp giáp giữa mái tôn và tường, làm tăng nguy cơ thấm dột vào trong công trình.

Việc nhận diện đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn chọn cách chống thấm mái tôn với tường phù hợp nhất. Trong phần tiếp theo, IMAI sẽ hướng dẫn tới bạn A-Z những phương pháp hiệu quả giúp bạn giải quyết triệt để tình trạng này.

16+ cách chống thấm mái tôn với tường hiệu quả

Để xử lý tình trạng thấm dột giữa mái tôn và tường, dưới đây là 16+ cách xử lý hiệu quả & nhanh chóng nhất hiện nay. Bạn dựa vào các nguyên nhân gây dột mà công trình đang gặp phải để từ đó tìm ra phương án phù hợp nhất cho mình:

1. Dùng keo Silicone chống thấm mái tôn chuyên dụng

Dùng keo Silicone chống thấm mái tôn chuyên dụng là giải pháp đơn giản và nhanh chóng nhất để khắc phục các khe hở nhỏ ở mối ghép tôn – mái. Bạn chỉ cần đơn giản là dùng keo và tra kín lại là xong.

Dùng keo Silicone chống thấm mái tôn chuyên dụng

Ngoài ra, keo Silicone chống thấm mái tôn cũng có thể áp dụng trong trường hợp bề mặt mái có vết nứt/lỗ thủng do rỉ sét lâu ngày. Tuy nhiên, nếu hư hỏng này diễn ra ở mật độ dày trên diện rộng, tốt nhất là bạn nên thay mới tấm tôn để đảm bảo chống dột tốt nhất.

Tuy nhiên, đây là biện pháp chỉ sử dụng cho kẽ hở nhỏ – khó nhìn thấy chỉ vài mm, với các kẽ hở lớn hơn, bạn cần dùng các biện pháp khác tối ưu hơn được IMAI trình bày ở phần tiếp theo đây.

2. Dùng băng keo chống thấm mái tôn

Bên cạnh dạng keo bơm Silicone được đề cập ở bước 1, băng keo chống thấm mái tôn là một lựa chọn khác đáng để cân nhắc đối với các kẽ hở giữa tường & mái tôn có kích thước nhỏ. Đây là vật liệu có dạng màng dính có gốc từ Polymer hoặc Acrylic có độ đàn hồi cao, khả năng phủ & bám chắc trên diện rộng – từ đó chống thấm hiệu quả khu vực khe nối tường tôn vốn rất dài.

Dùng băng keo chống thấm mái tôn

Điểm đặc biệt của sản phẩm là khả năng chịu nhiệt rất tốt với bề mặt phủ bạc phản xạ ánh sáng, giúp băng keo không bị co ngót trong nhiều năm sử dụng. Ngoài ra, băng keo chống thấm còn rất dễ thi công với cơ chế tự dính, bạn chỉ cần bóc seal bảo vệ và dán chặt lên khu vực khe hở tương tự cuộn dán văn phòng phẩm. Lưu ý khi dán, bạn nên chắc chắn tấm dán phủ kín khe hở, đồng thời miết chặt để tránh tạo bọt khí – điều kiện thuận lợi để nước có thể “chui qua”.

3. Sử dụng tấm tôn phẳng hoặc inox ốp khe hở tường và mái

Nếu khe hở giữa mái tôn và tường quá lớn, keo silicone/PU hay băng keo có thể không đủ hiệu quả thì việc sử dụng tấm tôn hoặc inox ốp lên vị trí tiếp giáp sẽ là giải pháp tối ưu để che chắn và ngăn nước thấm vào bên trong một cách triệt để, lâu dài.

Sử dụng tấm tôn phẳng hoặc inox ốp khe hở tường và mái

Khi đó, một tấm tôn phẳng được cắt với kích thước khớp với chiều dài phần tiếp giáp giữa tôn và tường. Tiếp đó, thợ thi công sẽ uốn cong phần chiều rộng của tấm ốp theo hình chữ L và đặt khớp lên phần tiếp giáp mái – tường. Cuối cùng, tấm ốp này sẽ được cố định chặt với tường và mái bằng vít, sau đó tra keo silicone hoặc vữa xi măng để làm kín mối nối.

Phương pháp này sẽ đảm bảo khả năng chống thấm triệt để đối với khoảng cách tường tôn quá lớn, từ vài cm trở lên. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, thợ thi công thường dùng tấm ốp có màu sơn trùng với màu mái để đảm bảo tính đồng bộ, thẩm mỹ cao cho công trình.

4. Bơm PU Foam chống thấm

PU Foam là một loại vật liệu có tính đàn hồi cao, có khả năng giãn nở và lấp đầy các khe hở hiệu quả từ vài mm đến khoảng 10mm. Khi được bơm vào các khe nứt giữa mái tôn và tường, PU Foam sẽ nở ra, bịt kín toàn bộ khe hở và tạo thành một lớp chống thấm bền chắc. 

Bơm PU Foam chống thấm

Điểm mạnh của PU foam là mang lại tính thẩm mỹ cao cho khe nối tường tôn khi không phải dùng miếng trám quá lộ như tấm ốp tôn phẳng/inox hoặc băng keo chống thấm. Tuy nhiên, đây là biện pháp cần tay nghề cao khi thi công bởi việc bơm PU foam không khéo rất dễ để sót các kẽ hở nhỏ gây công trình.

5. Chống thấm bằng xi măng và sơn chống thấm

Xi măng là vật liệu có tính kết dính cao và chống thấm ở mức khá, có điểm đặc biệt là chịu các tác động mưa nắng khắc nghiệt của thời tiết hơn hẳn các vật liệu thông thường khác. Khi được kết hợp với sơn chống thấm chuyên dụng, phần trám khe sẽ vừa có độ bền vượt trội – vừa chống thấm hiệu quả trong hàng chục năm sử dụng.

Chống thấm bằng xi măng và sơn chống thấm

Để thực hiện chống thấm bằng xi măng, bạn chỉ việc trét vữa lên kẽ hở mái tôn và tường cho đến khi kín kẽ toàn bộ, sau đó bạn sẽ chờ vài ngày để xi măng khô hẳn. Cuối cùng, bạn sẽ tiến hành quét 1 lớp sơn lót + 2-3 lớp sơn chống thấm theo hướng dẫn nhà sản xuất để đảm bảo khả năng ngăn dột nước vượt trội của phần vữa trám khe. Lưu ý, để đảm bảo sơn chống thấm phát huy được khả năng tốt nhất, bạn hãy chờ từng lớp khô mới thi công lớp tiếp theo.

6. Chống thấm bằng nhựa đường

Nhựa đường là một trong những vật liệu có chứa hàm lượng bitum cao, do đó có khả năng bám dính cao chống thấm và ngăn nước hiệu quả. Khi được đun nóng và phủ lên khe hở giữa mái tôn và tường, nhựa đường tạo thành một lớp màng dày, giúp bịt kín mọi kẽ hở giữa tường và tôn – từ đó chống thấm dột hiệu quả.

Chống thấm bằng nhựa đường

Để thi công chống thấm bằng nhựa đường, thợ thi công sẽ tiến hành đun chảy nhưạ đường ở nhiệt độ 150 – 180°C cho đến khi trở thành dạng lỏng, sau đó dùng chổi quét hoặc con lăn phủ đều nhựa đường lên vị trí tiếp giáp giữa mái tôn và tường cho đến khi kín hẳn. Sau khi nhựa đường khô hoàn toàn, tưới nước kiểm tra xem có còn chỗ nào bị rò rỉ không.

7. Sử dụng màng chống thấm bitum

Tấm chống thấm bitum là một loại vật liệu có khả năng bám dính cao, lấp kín mọi kẽ hở mà chúng phủ qua và có tính chịu nhiệt rất tốt, không co ngót – đảm bảo khả năng chống thấm khu vực tiếp giáp tường mái hiệu quả dù liên tục trải qua tác nhân mưa nắng từ môi trường trong thời gian dài sử dụng. 

Sử dụng màng chống thấm bitum

Màng chống thấm bitum có hai loại: dạng tự dính và dạng khò lửa. Dạng tự dính là loại màng bitum có thể thi công ngay trên bề mặt khi bóc seal bảo vệ. Còn đối với dạng khò lửa, người thi công cần phun lửa với nhiệt độ cao từ 150-180 độ C khi phủ tấm Bitum để chúng có thể dính chặt trên bề mặt.

8. Sửa chữa/thay tấm ốp chống thấm tường tiếp giáp mái tôn

Trong trường hợp công trình bạn đã trang bị biện pháp dùng tấm ốp chống thấm tường tiếp giáp mái tôn nhưng sau một thời gian dài mưa nắng – vật liệu này bị rỉ sét, tạo ra các vết nứt, lỗ thủng để nước có thể thấm qua. Lúc này, bạn có thể cân nhắc tra keo Silicone hoặc dùng tấm dán chống thấm để phủ kín các chỗ hở này lại.

Sửa chữa/thay tấm ốp chống thấm tường tiếp giáp mái tôn

Tuy nhiên, trong trường hợp tấm ốp này bị rỉ sét nhiều, tạo vết nứt và lỗ thủng dày đặc trên diện rộng – bạn cần thay một tấm ốp khác để đảm bảo khả năng chống thấm tốt nhất.

9. Dùng sơn chống thấm mái tôn

Cách này giúp mang lại một lớp màng bảo vệ, giúp che phủ các vết nứt & lỗ thủng nhỏ trên bề mặt để tránh nước mưa “chui qua” gây thấm dột. Ngoài ra, lớp màng bảo vệ này còn giúp tôn hạn chế chịu các tác động ăn mòn/rỉ sét của môi trường như: mưa, nắng, hơi muối biển,… giúp việc chống thấm bền vững hơn. Điều này là bởi, các vết rỉ sét khi xuất hiện sẽ khiến bề mặt tôn dễ bị giòn và vụn hơn – gây ra các vết nứt, lỗ thủng tạo cơ hội để nước mưa có thể thấm qua gây dột công trình.

Dùng sơn chống thấm mái tôn

Để tiến hành thi công sơn chống thấm, bạn tiến hành quét một lớp sơn lót phủ toàn mái – ốp và chờ đến khi khô để tạo bề mặt bám dính hoàn hảo cho lớp phủ chống thấm. Tiếp theo, bạn tiến hành thi công 2-3 lớp sơn phủ theo hướng dẫn nhà sản xuất, lưu ý là bạn cần phải chờ lớp này khô mới được sang lớp tiếp theo để đảm bảo độ dày lý tưởng, đảm bảo chống thấm hiệu quả nhất.

10. Vá/thay tấm tôn tiếp giáp tường

Trong trường hợp các tấm tôn tiếp giáp tường bị rỉ sét cạnh hoặc quá ngắn gây ra điểm tiếp giáp giữa mái và tường bị xa cách, dẫn đến nước có thể dễ dàng chui vào trong công trình gây dột. Để khắc phục điều này, bạn có thể dùng miếng tôn cùng loại với tấm lợp mái được cắt với kích thước phù hợp, sau đó lắp trám vào khu vực tiếp giáp và cố định bằng vít sao cho khít sát. Sau đó, bạn dùng keo Silicone để lấp kín các kẽ & khe nối nhỏ để hoàn thành.

Trong trường hợp mái tôn giáp tường bị rỉ sét quá nặng, có nhiều lỗ thủng tiềm ẩn rủi ro lan rộng trong thời gian ngắn, bạn nên thay chúng để không chỉ khắc phục chống thấm dột tốt nhất mà còn đảm bảo khả năng bảo vệ của mái trong thời gian lâu dài.

11. Gia cố các vít bắn tôn khu vực ốp tường

Sau các trận bão hoặc đơn giản là lâu ngày sử dụng, các vít bắn tôn sẽ lỏng dần do chịu sức căng từ gió hoặc bị rỉ sét/hỏng do ăn mòn mưa nắng từ môi trường. Điều này sẽ làm giảm khả năng cố định của tôn trên khung mái, tạo các kẽ hở để nước luồn qua gây thấm dột cho công trình.

Gia cố các vít bắn tôn khu vực ốp tường

Để phát hiện kịp thời các vít còn tốt hoặc đang cố định chắc chắn hay không, bạn hãy kiểm tra mái sau khi có các trận bão lớn và tiến hành siết chặt/thay thế khi thấy cần thiết.

12. Chống thấm bằng xăng & xốp trát lên lỗ hổng vùng tôn – tường

Trong trường hợp mà bạn phát hiện thấy khe hở nhỏ giữa vùng tôn – tường mà không có sẵn đồ & vật liệu chuyên dụng để có thể xử lý ngay thì hai vật liệu dễ kiếm là xốp & xăng có thể “cứu cánh” bạn lúc này. Chi tiết, xốp khi trộn với xăng sẽ tạo ra một hỗn hợp dẻo, siêu dính và chống thấm cực tốt – có thể lấp kín các lỗ hổng nhỏ, không cho nước đi qua gây thấm dột.

Chống thấm bằng xăng & xốp trát lên lỗ hổng vùng tôn - tường

Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp khắc phục các lỗ hổng vùng tôn tiếp giáp tường nhỏ, không phù hợp để xử lý chống thấm trên diện rộng.

13. Xử lý phần mái tôn bị biến dạng, trũng vùng giáp tường

Sau trận bão lớn, phần mái tôn có thể bị tác động mạnh gây biến dạng, thậm chí là trũng vùng giáp tường khiến nước bị ứ đọng và chảy ngược vào trong nhà. Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này là bạn không nên tiếc mái cũ mà hãy thay tôn mới để đảm bảo khả năng bảo vệ và chống thấm tốt nhất cho công trình của bạn.

Xử lý phần mái tôn bị biến dạng, trũng vùng giáp tường

14. Chống thấm bằng tấm Polycarbonate

Tấm Polycarbonate là một loại vật liệu nhựa trong suốt có khả năng chống nước, chịu lực tốt và bền bỉ với thời tiết – giúp ngăn nước mưa xâm nhập cực kỳ hiệu quả khi trám vào khu vực tiếp giáp tường & tôn.

Cách thi công chống thấm bằng tấm Polycarbonate khá tương tự như tôn ốp, khi thợ thi công sẽ uốn cong tấm lợp để bao kín khe hở giữa tường – mái và sau đó bắt vít và cuối cùng là trám kín các khe hở nối bằng Silicone hoặc vữa xi măng.

Chống thấm bằng tấm Polycarbonate

15. Đắp tôn phẳng phủ tường và mái

Trong trường hợp độ cao mái tôn bằng với tường tiếp giáp bên cạnh, bạn có thể cân nhắc dùng tôn phẳng đắp trùm từ tường sang mái để che triệt để khe hở – ngăn nước chui qua gây thấm dột cho công trình.

Đắp tôn phẳng phủ tường và mái

Để thực hiện, bạn chỉ cần dùng miếng tôn phẳng với có kích thước dài bằng chiều dài kẽ hở, chiều rộng cần ước lượng sao cho trùm kín phần đỉnh tường và mái. Tiếp theo, bạn bắn vít lên tôn phẳng ở cả hai phần tiếp xúc với tôn và tường để cố định tấm che chắc chắn trên hai phần này. Cuối cùng, bạn tiến hành tra keo Silicone để đảm bảo bịt kín mọi khe hở nhỏ nhất, ngăn ngừa triệt để thấm dột.

16. Gọi điện cho đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp

Trong trường hợp bạn bị thấm dột tôn tiếp giáp tường mà không rõ lý do, bạn nên gọi điện trực tiếp cho đơn vị sửa chữa mái chuyên nghiệp để được hỗ trợ kiểm tra & xử lý chuẩn “bệnh” nhất. Nếu bạn ở khu vực Hà Nội, Hưng Yên hoặc lân cận – bạn có thể tham khảo IMAI. Chúng tôi là đơn vị cung cấp vật tư & thi công sửa chữa trọn gói trên 10 năm uy tín, đã triển khai thành công và mang đến sự hài lòng cho 200+ khách hàng trên khắp khu vực miền Bắc, trong đó tiêu biểu bao gồm: Acecook, TH True Milk, CP Việt Nam, Geleximco,…

Để được tư vấn cách chống thấm mái tôn với tường phù hợp với công trình bạn và báo giá ưu đãi nhất, hãy liên hệ với IMAI qua:

IMAI.VN – NT STEEL

  • Địa chỉ: Đông Tảo – Khoái Châu – Hưng Yên
  • Hotline: 0979.611.488
  • Email: imai@imai.vn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *