5 cách chống thấm sê nô hiệu quả & quy trình thi công A-Z

cách chống thấm sê nô

Sê nô là một bộ phận quan trọng giúp dẫn nước mưa xuống hệ thống thoát nước, ngăn tình trạng nước tràn vào nhà. Tuy nhiên, do tiếp xúc thường xuyên với nước và chịu ảnh hưởng của thời tiết, sê nô sẽ dễ bị xuống cấp gâu thấm dột, gây ẩm mốc, xuống cấp công trình. Vì vậy, việc chống thấm sê nô bằng mái tôn là một giải pháp cần thiết để bảo vệ độ bền cho ngôi nhà lâu dài.

Trong bài viết này, IMAI sẽ chia sẻ tới bạn chi tiết 5 cách chống thấm sê nô hiệu quả để bạn có những cân nhắc khắc phục phù hợp nhất cho công trình mình. Cùng bắt đầu nhé!

1. Nguyên nhân khiến sê nô bị thấm dột

Sê nô là vị trí thu gom nước mưa tập trung để dẫn chúng xuống cống, rãnh xả thải qua hệ thống đường ống. Vì thường xuyên chịu tác động của nước, trong quá trình sử dụng, sê nô bê tông nếu gặp trục trặc rất dễ sinh ra tình trạng thấm dột nước vào bên trong công trình, gây ra sự bất tiện không nhỏ và rủi ro làm xuống cấp nội thất ngôi nhà bởi độ ẩm xâm nhập.

Nguyên nhân khiến sê nô bị thấm dột

Chi tiết, sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sê nô bị thấm dột:

  • Thi công chống thấm ban đầu không đạt tiêu chuẩn: Do thường xuyên tiếp xúc với nước, sê nô cần được thi công chống thấm chất lượng để ngăn tình trạng thấm dột qua các lớp bê tông khi có mưa. Nếu sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng hoặc không thi công không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nước sẽ dễ dàng thấm qua vật liệu và làm ảnh hưởng đến bên trong ngôi nhà.
  • Tấm dán chống thấm xuống cấp: Sau thời gian dài sử dụng, các tấm chống thấm Sê nô sẽ bị hao mòn tự nhiên – điều này dẫn đến khả năng ngăn nước sẽ yếu dần, gây ra tình trạng thấm dột nếu không được sửa chữa/thay thế kịp thời.
  • Sê nô có vết nứt: Dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt lâu ngày hoặc thi công kém, bề mặt sê nô xuất hiện các vết nứt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để nước mưa “chui” vào sâu bên trong, gây thấm dột cho công trình.
  • Sê nô không đủ độ dốc: Sê nô không đủ độ dốc, nước mưa sẽ bị chảy kém – dẫn đến tình trạng ứ đọng lâu ngày, khiến nước có xu hướng thấm xuống dưới bề mặt vật liệu và làm dột công trình.
  • Lỗ thoát nước bị tắc nghẽn: Rác, lá cây hoặc bụi bẩn tích tụ làm nước không thoát kịp, dẫn đến ứ đọng sê nô và gây thấm dột.

2. Các cách chống thấm sê nô hiệu quả & Quy trình chống thấm sê nô chi tiết từng phương pháp

Để đảm bảo sê nô không còn bị tình thấm dột, bạn có thể áp dụng một trong các cách chống thấm sê nô hiệu quả dưới đây. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm riêng, phù hợp với từng tình trạng thấm dột khác nhau, chi tiết:

2.1. Loại bỏ rác bẩn, cành lá, bụi bẩn gây ách tắc sê nô

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến sê nô bị thấm dột là do rác bẩn, cành lá và bụi tích tụ lâu ngày gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Khi nước mưa không thể chảy xuống cống thoát mà bị ứ đọng trong sê nô, nó sẽ tràn qua các kẽ hở khe nối kết cấu công trình (không nhất nhiết là vết nứt), thấm vào dẫn đến hiện tượng thấm dột.

Loại bỏ rác bẩn, cành lá, bụi bẩn gây ách tắc sê nô 

Vì vậy, việc vệ sinh rác bẩn thường xuyên để đảm bảo sê nô luôn thông suốt là bước đầu tiên bạn nên triển khai trước khi cân nhắc các biện pháp chống thấm khác.

Để tiến hành loại bỏ rác bẩn, cành lá, bụi bẩn gây ách tắc sê nô – bạn hãy thực hiên các bước sau:

  • Bước 1: Sử dụng chổi, xẻng nhỏ (hoặc bay) để gom rác, cành lá, đất cát ra khỏi máng sê nô và hố thoát nước. Nếu bạn có vòi nước cao áp, hãy dùng chúng để hỗ trợ việc đánh bay bụi bẩn, rêu bám, đất cát được nhanh hơn. Đối với những vết cứng đầu (chẳng hạn như rêu bám), bạn có thể dùng bàn chải và hóa chất tẩy rửa nhẹ để loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Nếu lỗ thoát nước bị tắc, bạn có thể dùng vòi nước áp lực lớn đã đề cập ở bước 1 để thông tắc. Với trường hợp tắc nặng hơn, bạn có thể dùng cuộn dây thép để đẩy bùn đất còn kẹt ra ngoài. Nếu ống thoát nước sê nô tắc nặng, bạn nên gọi dịch vụ để được xử lý nhanh gọn nhất
  • Bước 3: Dùng nước sạch để rửa lại bề mặt sê nô lần cuối, để đảm bảo không còn bụi bẩn hoặc cặn bám trên bề mặt.
  • Bước 4: Đổ thử nước vào sê nô để kiểm tra xem nước có thoát nhanh hay không để tiến hành khắc phục kịp thời nếu còn vấn đề.

2.2. Chống thấm sê nô bằng keo chống thấm

Keo chống thấm có 2 loại bao gồm keo Silicone và keo PU có độ bám dính rất cao, đàn hồi tốt – giúp trám kín khu vực vết nứt, ngăn nước thấm qua hiệu quả. Trong đó, keo Silicone sẽ phù hợp để trám vết nứt/khe hở nhỏ – còn keo PU sẽ phù hợp để chống thấm cho các khe nứt lớn hơn.

Chống thấm sê nô bằng keo chống thấm

Đặc biệt, sản phẩm còn chịu đựng tuyệt vời trước các tác nhân mưa nắng đến từ môi trường, không co ngót hoặc bong tróc trong nhiều năm liền sử dụng – đảm bảo khả năng chống thấm lâu dài, mang đến sự an tâm cao trong quá trình sử dụng.

Để thực hiện cách chống thấm sê nô bằng keo chống thấm, bạn hãy thực hiện theo các bước quy trình sau:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt sê nô để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và làm khô bề mặt quanh khu vực khe nứt/khoảng hở cần vào keo để đảm bảo hợp chất bám dính chặt chẽ trên sê nô & đảm bảo chống thấm hiệu quả nhất.
  • Bước 2: Tiến hành bơm keo chống thấm vào các vị trí mối nối, khe hở hoặc vết nứt.
  • Bước 3: Làm phẳng bề mặt keo bằng dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bằng của bề mặt sê nô, tránh để keo làm cản trở dòng nước khi có mưa trôi xuống.
  • Bước 4: Chờ keo khô hoàn toàn và sau đó thử phun nước để kiểm tra phần keo trám đã hoạt động tốt hay chưa.

2.3. Chống thấm sê nô bằng sơn chống thấm gốc Polyurethane

Sơn chống thấm gốc Polyurethane sẽ khi phủ lên bề mặt tạo ra một lớp màng bảo vệ chống nước cực tốt và đảm bảo tính thẩm mỹ đồng nhất cao cho bề mặt sê nô – không tạo ra các vết keo kém đẹp trên bề mặt như khi trám Silicone/PU đã đề cập ở phần trên.

Ưu điểm chính của cách chống thấm sê nô bằng sơn chống thấm gốc Polyurethane là màng sơn có độ đàn hồi cao, khả năng chống nước và chịu nhiệt tốt – ngăn ngừa tình trạng nứt, bong tróc sơn để đảm bảo khả năng chống nước bền bỉ trong hàng chục năm sử dụng.

Chống thấm sê nô bằng sơn chống thấm gốc Polyurethane

Lưu ý: Sơn chống thấm gốc Polyurethane chỉ phù hợp để chống thấm với các vết nứt nhỏ, không hiệu quả với khe nứt lớn.

Chi tiết, dưới đây là quy trình thực hiện A-Z cách chống thấm sê nô bằng sơn chống thấm gốc Polyurethane:

  • Bước 1: Làm sạch sê nô nhằm loại bỏ triệt để rác bẩn, cành lá, bụi bẩn và sau đó chờ bề mặt khô ráo để tạo bề mặt lý tưởng nhất để sơn bám chặt lên trên.
  • Bước 2: Sau khi bề mặt sê nô đã khô ráo, bạn tiến hành quét 1 lớp sơn lót để tăng độ bám dính cho lớp phủ chống thấm.
  • Bước 3: Sau khi lớp lót khô, bạn tiếp tục thi công 2-3 lớp sơn Polyurethane, lưu ý chờ khô lớp này mới thi công lớp tiếp theo để đảm bảo độ dày tốt nhất & đồng đều ở các khu vực.
  • Bước 4: Chờ sơn khô và kiểm tra khả năng chống thấm của sê nô sau 24 giờ.

2.4. Cách chống thấm sê nô bằng màng Bitum

Màng chống thấm Bitum là giải pháp hiệu quả và được ưa chuộng rộng rãi trong thi công chống thấm nói chung – trong đó bao gồm bảo vệ sê nô. Với khả năng bám dính vượt trội, màng Bitum sẽ lấp kín mọi kẽ hở lớn nhỏ trên máng xối, giúp ngăn nước thấm qua hiệu quả.

Cách chống thấm sê nô bằng màng Bitum

Về độ bền, màng Bitum có khả năng chịu tia UV, nhiệt độ và độ ẩm cao liên tục – điều này giúp sản phẩm duy trì được độ bám dính bền bỉ, không bị co ngót, đảm bảo khả năng chống thấm lâu dài. Việc thi công màng chống thấm Bitum khá đơn giản, với loại tự dán, bạn chỉ cần bóc seal ra và dính trực tiếp lên bề mặt như băng keo văn phòng phẩm thông thường mà không cần dùng bất kỳ công cụ hỗ trợ nào khác.

Để thực hiện cách chống thấm sê nô bằng màng Bitum, bạn cần tiến hành các bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch sê nô, loại bỏ sạch sẽ các chất bẩn – đặc biệt trong các khe nứt, vỡ để có được bề mặt lý tưởng nhất khi thi công.
  • Bước 2: Bóc seal bảo vệ và tiến hành dán màng Bitum lên bề mặt. Trong quá trình dính, bạn cần liên tục miết để đảm bảo bề mặt kín nước, không có bọt khí.
  • Bước 3: Kiểm tra lại khả năng chống thấm của Bitum bằng cách phun nước trực tiếp lên trên.

2.5. Sửa lỗi độ dốc cho sê nô

Một trong những nguyên nhân khiến sê nô bị thấm dột là do độ dốc không đạt tiêu chuẩn, khiến nước mưa không thoát nhanh mà bị ứ đọng lại, lâu ngày gây thấm vào kết cấu công trình. Để khắc phục triệt để tình trạng này, bạn cần điều chỉnh lại độ dốc sê nô theo đúng kỹ thuật với độ dốc 0,1 – 0,2% nghiêng về phía lỗ thoát nước.

  • Bước 1: Sử dụng thước đo độ dốc hoặc ống nivo để xác định độ chênh lệch giữa hai đầu sê nô. Nếu độ dốc thấp hơn quy chuẩn, cần phải điều chỉnh lại để đảm bảo khả năng thoát nước tốt hơn.
  • Bước 2: Tăng độ dốc bằng vữa xi măng bằng cách trải một lớp vữa trộn theo tỷ lệ phù hợp (thường là 1:3 hoặc 1:4) lên bề mặt sê nô và tạo độ dốc phù hợp hướng về miệng thoát nước. Dùng thước hoặc bay xây dựng để miết phẳng bề mặt, đảm bảo nước có thể chảy tự nhiên về cống thoát.
  • Bước 3: Sau khoảng 24-48 giờ, khi lớp vữa khô hoàn toàn, tiến hành đổ nước kiểm tra để đảm bảo nước chảy nhanh, không bị ứ đọng.
  • Bước 4: Sau khi đã điều chỉnh xong độ dốc, cần phủ thêm một lớp sơn chống thấm hoặc màng Bitum để bảo vệ bề mặt sê nô khỏi thấm dột trong quá trình sử dụng lâu dài.

Lời kết

Trên đây, IMAI đã giới thiệu tới bạn A-Z về 5+ cách chống thấm sê nô hiệu quả mà bạn có thể áp dụng được ngay. Hy vọng qua bài viết, bạn đã tìm được giải pháp khắc phục triệt để tình trạng dột cho công trình mình.

Nếu bạn đang có nhu cầu thi công chống thấm mái tại khu vực Hà Nội, Hưng Yên và lân cận, IMAI là lựa chọn đáng để bạn cân nhắc. Chúng tôi là đơn vị trên 10+ năm kinh nghiệm, đã thực hiện thi công mái thành công cho 200+ dự án lớn nhỏ trên toàn miền Bắc – trong đó tiêu biểu bao gồm:  Acecook, TH True Milk, CP Việt Nam, Geleximco,…

Liên hệ ngay với IMAI để tìm biện pháp chống thấm sê nô tốt nhất cho công trình bạn và nhận báo giá mới nhất, ưu đãi nhất tại:

IMAI.VN – NT STEEL

  • Địa chỉ: Đông Tảo – Khoái Châu – Hưng Yên
  • Hotline: 0979.611.488
  • Email: imai@imai.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *