Cách nhiệt mái xưởng công nghiệp giảm được bao nhiêu độ C?

Cách nhiệt mái xưởng công nghiệp giảm được bao nhiêu độ C?

Nắng nóng luôn là nỗi ám ảnh với nhiều công trình mái tôn, đặc biệt là vào những lúc trưa hè khi nhiệt độ đạt “đỉnh”, có thể lên đến 40-42°C. Điều này đặt ra nhu cầu cần cách nhiệt để đảm bảo trải nghiệm sống & làm việc thật sự thoải mái bên trong công trình.

Vậy cụ thể, nếu áp dụng cách nhiệt mái xưởng công nghiệp giảm được bao nhiêu độ C? Mức giảm nhiệt theo từng chất liệu cách nhiệt cụ thể là bao nhiêu? Tất cả sẽ được IMAI chia sẻ ngay sau đây!

Cách nhiệt mái xưởng công nghiệp giảm được bao nhiêu độ C? Chi tiết mức giảm nhiệt theo từng chất liệu

Cách nhiệt mái xưởng công nghiệp giảm được bao nhiêu độ C? Chi tiết mức giảm nhiệt theo từng chất liệu

Cách nhiệt mái xưởng công nghiệp giảm được bao nhiêu độ C? Câu trả lời là từ 7-18 độ C tuỳ chất liệu sử dụng. Cụ thể, dưới đây là khả năng giảm nhiệt độ của từng chất liệu cách nhiệt mái phổ biến nhất hiện nay:

  • Tấm cách nhiệt tráng bạc (PE OPP): Giảm từ 10°C-15°C nhờ khả năng bảo vệ “kép” giúp phản xạ nhiệt từ ánh nắng mặt trời nhờ lớp tráng bạc, đồng thời chống hấp thụ hơi nóng hiệu quả nhờ lớp cách nhiệt PE OPP.
  • Bông thủy tinh: Giảm khoảng 8°C-15°C so với nhiệt độ mái tôn 1 lớp thông thường nhờ hệ số cách nhiệt (R) cao từ 2,2 – 2,7, đồng thời có tính cách âm tốt giúp giảm 95% – 97% tiếng ồn mang đến sự yên tĩnh cao trong quá trình sử dụng.
  • Sơn chống nóng mái tôn: Hỗ trợ giảm nhiệt từ 10°C-18°C nếu thi công đủ số lớp và đúng kỹ thuật. Điều này là bởi, sản phẩm này có chứa các hạt titan dioxide, mica, nhôm,… có khả năng phản xạ ánh nắng tuyệt vời – giúp hạn chế hiệu quả việc hấp thụ hơi nóng vào công trình
  • PU foam: Có thể giảm nhiệt công trình tới 4-5°C so với môi trường, do PU có khả năng cách nhiệt rất tốt – tạo một lớp ngăn cách hạn chế hơi nóng từ mái tôn xâm nhập vào không gian bên trong công trình.

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giảm nhiệt của các giải pháp chống nóng mái tôn

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giảm nhiệt của các giải pháp chống nóng mái tôn

Trên thực tế, việc áp dụng các giải pháp chống nóng mái tôn sẽ mang lại hiệu quả giảm nhiệt có thể khác đôi chút so với số liệu ở trên do nhiều yếu tố, chẳng hạn như: chất lượng/độ dày vật liệu, kỹ thuật thi công, điều kiện môi trường công trình,… Cụ thể như sau:

  • Chất lượng vật liệu: Vật liệu cách nhiệt đạt chất lượng cao thường có độ tinh khiết vật liệu cao – đem đến khả năng phản xạ, giữ nhiệt và cách âm tốt hơn. Ngược lại, các sản phẩm chất lượng kém sẽ có nhiều tạp chất & phụ gia – dẫn đến hiệu quả chỉ đảm bảo trong thời gian đầu, sau đó nhanh chóng bị xuống cấp do các tác nhân từ môi trường khiến hiệu quả chống nóng công trình giảm sút.
  • Độ dày của vật liệu: Độ dày càng cao, hệ số cách nhiệt càng tốt so với vật liệu cùng loại nhưng mỏng hơn. Điều này có nghĩa, với độ dày lớp cách nhiệt càng lớn, nhiệt độ nóng từ ánh nắng mặt trời sẽ càng khó xâm nhập vào không gian bên trong công trình, đảm bảo nhiệt độ mát mẻ ổn định hơn.
  • Chất lượng thi công: Việc lắp đặt đúng kỹ thuật, đảm bảo không có khe hở hay lỗi kỹ thuật sẽ giúp vật liệu cách nhiệt phát huy tối đa hiệu quả. Các lỗi, sai sót khi thi công (chẳng hạn như: quét sơn cách nhiệt không phủ hết mái, lót tấm cách nhiệt không kín kẽ – lộ các điểm nối,…) có thể dẫn đến việc hơi nóng bên ngoài dễ dàng truyền qua mái tôn vào trong công trình, làm giảm hiệu quả cách nhiệt.
  • Tần suất bảo trì và khắc phục: Các giải pháp như sơn chống nóng đòi hỏi phải được bảo dưỡng định kỳ để duy trì hiệu quả. Nếu không kiểm tra và sơn lại kịp thời, lớp sơn có thể bị bong tróc, mất tính năng phản xạ, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả cách nhiệt công trình.
  • Nhiệt lượng bên trong công trình: Nếu công trình của bạn có nhiều thiết bị sinh nhiệt khi vận hành, chẳng hạn như bếp nấu công nghiệp, lò luyện kim, máy móc sản xuất,… hiệu quả chống nóng từ cách nhiệt mái tôn sẽ không còn rõ rệt, đáng kể.

Lợi ích khi thực hiện cách nhiệt mái tôn nhà xưởng công nghiệp

Lợi ích khi thực hiện cách nhiệt mái tôn nhà xưởng công nghiệp

Cách nhiệt mái không chỉ dừng lại ở việc giúp giảm nhiệt độ, hơn thế nữa – việc này mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể về tiết kiệm chi phí, bảo vệ mái tôn và thậm chí là sức khoẻ con người. Chi tiết, những lợi ích này có thể kể đến như:

  • Tăng độ bền & tuổi thọ mái tôn: Các giải pháp như sơn cách nhiệt, dán tấm tráng bạc sẽ tạo lớp bảo vệ tôn trước các tác động ăn mòn/oxy hoá từ môi trường như nắng, mưa hoặc hơi muối – điều này giúp tôn hạn chế tình trạng rỉ sét, thủng hoặc nứt do tình trạng ăn mòn tự nhiên gây ra.
  • Tiết kiệm chi phí điện năng: Việc công trình được giảm nhiệt độ do thực hiện chống nóng sẽ giảm đáng kể nhu cầu làm mát, kéo theo việc tiết kiệm chi phí điện năng tốt hơn cho chủ đầu tư.
  • Bảo vệ sức khỏe thành viên bên trong công trình: Việc công trình mát hơn khi trời nắng nóng sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe thường gặp khi trời nóng, chẳng hạn như sốc nhiệt, say nắng,… đặc biệt với trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Giảm thiểu tiếng ồn: Các biện pháp chống nóng bằng cách lót PU foam, bông thuỷ tinh ở phía dưới mái tôn còn có tác dụng chống ồn tốt do khả năng tiêu âm cao của các vật liệu kể trên, giúp công trình luôn yên tĩnh – đặc biệt trong những ngày mưa lớn, gió bão.

4 phương pháp cách nhiệt mái nhà xưởng công nghiệp phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có nhiều giải pháp cách nhiệt mái nhà xưởng công nghiệp hiệu quả, từ sử dụng vật liệu chuyên dụng đến áp dụng công nghệ tiên tiến. Dưới đây là những phương pháp được đánh giá cao và sử dụng phổ biến:

Sử dụng tấm cách nhiệt tráng bạc

Sử dụng tấm cách nhiệt tráng bạc cách nhiệt mái xưởng công nghiệp

Tấm cách nhiệt tráng bạc (PE OPP) được sản xuất từ những hạt nhựa polyethylene nguyên sinh có khả năng cách nhiệt cao, đồng thời bên ngoài được phủ một lớp màng nhôm sáng bóng giúp phản xạ nhiệt từ ánh nắng chiếu vào – ngăn hơi nóng xâm nhập vào bên trong. Với đặc tính “bảo vệ kép” đã kể trên, sản phẩm có thể hạ nhiệt cho không gian phía trong công trình mái tôn cực kỳ hiệu quả, giảm tới 10°C-15°C so với môi trường bên ngoài.

Thi công loại vật liệu này cũng khá đơn giản, mặt dưới của sản phẩm được trang bị lớp keo siêu dính giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng dán trên bề mặt mái tôn như băng keo thông thường.

Tấm cách nhiệt bông thủy tinh

Bông thủy tinh là vật liệu có khả cách nhiệt cực tốt, do thành phần được cấu tạo bởi các sợi thủy tinh liên kết chặt chẽ, tạo ra lớp “màng bảo vệ” ngăn cản quá trình truyền nhiệt từ bên ngoài vào trong. Khi được lót vào mặt dưới mái tôn, tấm cách nhiệt này sẽ ngăn chặn hơi nóng từ mái tôn truyền xuống, giúp không gian bên trong được mát mẻ hơn, giúp nhiệt độ khu vực này có thể giảm khoảng từ 8°C-15°C.

Sử dụng tấm cách nhiệt bông thủy tinh cách nhiệt mái xưởng công nghiệp

Ngoài ra, bông thủy tinh còn có khả năng cách âm hiệu quả, đảm bảo sự yên tĩnh khi có mưa bão – đặc biệt là những thời điểm ngủ hoặc nghỉ ngơi.

Sơn chống nóng mái tôn

Sơn chống nóng chứa các hạt titan dioxide, mica, nhôm,… có tác dụng phản xạ nhiệt cực tốt, giúp hạn chế hấp thụ nhiệt vào mái tôn và bên trong công trình. Theo nhiều tính toán ttrên thực tế, sơn chống nóng mái tôn có thể hạ nhiệt bên trong công trình từ 10°C-25°C so với bên ngoài, tùy thuộc vào loại sơn, lớp sơn thi công và kỹ thuật thực hiện.

Sơn chống nóng mái tôn cách nhiệt mái xưởng công nghiệp

Ngoài ra, sơn chống nóng khi được phủ lên bề mặt mái sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ lớp tôn nền phía dưới khỏi các tác nhân ăn mòn, oxy hóa từ tự nhiên như: mưa, nắng, hơi muối,… Điều này giúp tấm lợp duy trì độ bền và nâng cao tuổi thọ vượt trội – hạn chế tối đa tình trạng rỉ sét, nứt hoặc tạo lỗ thủng thường gặp ở mái tôn sau nhiều năm sử dụng

Phun PU Foam

Cách nhiệt PU Foam là hình thức phun bọt Polyurethane vào mặt dưới hoặc mặt trên của mái tôn. Sau đó, lớp bọt này sẽ đóng rắn lại thành một khối có độ đàn hồi với khả năng cách nhiệt cao, giúp hạn chế hơi nóng từ ánh nắng mặt trời xâm nhập vào bên trong công trình.

Phun PU foam cách nhiệt mái xưởng công nghiệp

Theo nghiên cứu trên thực tế, PU foam có thể giảm nhiệt công trình tới 4-5°C so với môi trường bên ngoài tùy độ dày, độ phủ kín khi thi công,…

Trên đây, IMAI đã giải đáp chi tiết A-Z cho thắc mắc “Cách nhiệt mái xưởng công nghiệp giảm được bao nhiêu độ C?” và chi tiết mức giảm nhiệt của từng chất liệu chống nóng, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giảm nhiệt. Hy vọng qua bài viết, bạn đã tìm được giải pháp cách nhiệt phù hợp, tối ưu nhất cho công trình mình để trải nghiệm sống trong công trình luôn được thoải mái nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *