Mái nhà xưởng là một trong những hạng mục quan trọng, có tác dụng che nắng – mưa và bảo vệ công trình từ trên cao. Vậy bạn có biết cấu tạo chi tiết mái nhà xưởng có gì không? Hãy cùng IMAI khám phá chi tiết A-Z ngay sau đây!
Giới thiệu chung về mái nhà xưởng | Tầm quan trọng của mái nhà xưởng
Mái nhà xưởng là bộ phận trên cùng bảo vệ công trình bên trong khỏi tác động của thời tiết như mưa, nắng, gió bão,… giúp mang lại môi trường ổn định, tạo điều kiện cho nhân công và các thiết bị bên trong công trình có hiệu suất làm việc được tốt nhất.
Ngược lại, nếu mái nhà có vấn đề hoặc xuống cấp, các tác nhân đã kể trên sẽ có cơ hội trực tiếp xâm nhập vào tòa nhà gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và làm việc, đồng thời làm xuống cấp/hư hỏng nội thất cùng các thiết bị bên trong công trình.
Ví dụ đơn cử: Trường hợp mái gặp vấn đề bị thấm dột, nước mưa có thể chui qua mái xâm nhập vào công trình gây ẩm mốc vừa gây mất thẩm mỹ, vừa làm hư hỏng nội thất (như: bong tróc sơn, nứt bở tường,…), đồng thời nấm mốc còn lan ra không khí làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Không chỉ dừng lại ở đó, độ ẩm cao còn có thể khiến các thiết bị trong nhà xưởng – đặc biệt là đồ điện tử dễ bị hư hỏng, gây tốn kém không ít cho chủ đầu tư.
Cấu tạo chi tiết mái nhà xưởng A-Z
Mái nhà xưởng không chỉ đơn giản là đặt tấm lợp lên là đã “cất nóc” – chúng phức tạp hơn bạn nghĩ. Phần này được thiết kế với nhiều bộ phận như: khung xà gồ, vì kèo, giằng, cột, tấm lợp,.. để đảm bảo độ bền vững cao của kết cấu trước các tác động khắc nghiệt từ môi trường.
Để bạn rõ hơn về kết cấu này, dưới đây là cấu tạo chi tiết của mái nhà xưởng A-Z:
Hệ khung mái
Hệ khung mái là bộ phận chịu lực chính, giúp nâng đỡ toàn bộ mái nhà xưởng. Đây là bộ phận phức tạp nhất trong chi tiết mái nhà xưởng với các bộ phận như: vì kèo, xà gồ, giằng mái và cột chống. Cụ thể như sau:
- Vì kèo thép: Là bộ phận khung thép có hình tam giác cân hoặc hình vòm nối tường bên này với tường đối diện, có tác dụng nâng đỡ xà gồ tạo thành khung mái để lắp đặt tấm lợp lên trên. Vật liệu để lắp đặt vì kèo hiện nay thường là thép hộp hoặc thép hình I.
- Xà gồ mái: Nếu vì kèo chạy theo hướng dọc (từ tường này sang tường bên kia) thì xà gồ được bố trí theo hướng ngang, nối các khung vì kèo với nhau. Bộ phận này có tác dụng phân bổ tải trọng tấm lợp đồng đêu trên toàn bộ khung mái, đảm bảo sự vững chắc của phần nóc công trình. Hiện tại, xà gồ mái thường sử dụng thép hình C, Z hoặc V là chủ yếu.
- Giằng mái: Là các thanh thép/dây cáp thép chịu lực nối chéo các xà gồ, vì kèo lân cận với nhau nhằm nâng cao khả năng chịu lực căng và lực nằm ngang khi gió bão thổi vào khung mái – giảm thiểu tối đa tình trạng tốc, lật.
- Cột chống: Thường chỉ có trong các công trình có khẩu độ lớn, là cột thép hình hoặc tròn nối từ mái xuống móng, có tác dụng giảm áp lực tải trọng cho khung mái.
Tấm lợp mái
Tấm lợp mái đóng vai trò che chắn, bảo vệ nhà xưởng khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài như mưa, nắng, gió bão,… Hiện nay, tùy vào công năng sử dụng, có nhiều loại tấm lợp mái với đặc điểm vượt trội riêng như:
- Tôn một lớp: Là loại tôn được mạ kẽm hoặc mạ nhôm kẽm giúp chống ăn mòn, rỉ sét từ môi trường hiệu quả. So với các loại tôn khác, tôn một lớp là giải pháp tiết kiệm hàng đầu, phù hợp với các nhà xưởng hướng đến việc tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo được độ bền nhiều năm sử dụng.
- Tôn cách nhiệt: Là loại tôn lạnh được tích hợp thêm lớp xốp chống nóng cao cấp như: PU, EPS, bông khoáng, bông thủy tinh,… mang đến khả năng cách nhiệt, hạ nhiệt cho công trình ngay cả khi mùa hè nóng nực – giúp giảm thiểu chi phí điện năng làm mát hiệu quả cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó, lớp xốp cách nhiệt này còn có khả năng tiêu âm, giúp hạn chế tiếng ồn hiệu quả khi trời mưa, mang đến không gian làm việc tập trung cho nhân sự ở bên trong nhà xưởng.
- Tôn seamlock: Là loại tôn có kiểu dáng độc đáo với 2 sóng lớn và 3 sóng nhỏ, có tác dụng lắp ghép các tấm tôn mà không bắn vít trực tiếp trên bề mặt – mang lại độ kín vượt trội, chống thấm hiệu quả. Ngoài ra, với thiết kế sóng đặc biệt trên, mái tôn seamlock còn hỗ trợ việc thoát nước trở nên hiệu quả hơn, hạn chế ứ đọng trên mái.
- Tấm lợp lấy sáng polycarbonate: Giúp nhà xưởng tận dụng ánh sáng tự nhiên, giảm chi phí điện năng.
Hệ thống thoát nước mái
Hệ thống thoát nước có nhiệm vụ dẫn nước mưa ra khỏi mái, tránh tình trạng ứ đọng gây thấm dột. Trong hệ thống này, chung sẽ bao gồm các chi tiết phổ biến như sau:
- Máng xối: Lắp đặt dọc theo rìa mái để thu gom nước mưa. Có thể làm từ tôn, inox hoặc nhựa PVC.
- Ống thoát nước: Kết nối với máng xối để dẫn nước xuống hệ thống thoát nước hoặc xuống trực tiếp mặt đất.
- Cầu chặn rác: Là phụ kiện nhỏ đặt ở hố dẫn đến ống thoát nước, có tác dụng chặn các lá cây & rác không trôi vào ống thoát nước gây tắc nghẽn làm ứ đọng nước.
Hệ thống thông gió và chiếu sáng tự nhiên
Để đảm bảo không khí lưu thông và giảm chi phí năng lượng làm mát/chiếu sáng, mái nhà xưởng thường tích hợp các giải pháp như:
- Giếng trời (ventilator): Là phần công trình cho phép ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, giúp tăng cường chiếu sáng tự nhiên bên trong công trình. Phần giếng trời có thể được bảo vệ bởi tấm lợp lấy sáng polycarbonate hoặc được gắn thêm quả cầu thông gió để tích hợp khả năng đối lưu không khí, giúp nội thất công trình luôn mát mẻ.
- Lam gió, quạt gió: Giúp tăng cường lưu thông không khí tốt hơn, mang lại sự thoáng mát – chống bí bách bên trogn công trình.
Lớp cách nhiệt và chống nóng
Đối với các mái nhà xưởng cần nâng cao hiệu quả chống nóng, bạn có thể bổ sung thêm các giải pháp cách nhiệt như:
- Xốp cách nhiệt (Bông thủy tinh, PU, EPS, XPS,…): Đây là các vật liệu dạng tấm có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt – được lót phía bên dưới tấm lợp để ngăn nhiệt hấp thụ vào bên trong.
- PU foam: Có khả năng chống nóng tương tự như tấm xốp cách nhiệt, nhưng điểm khác biệt là thi công dưới dạng phun bọt lên mặt dưới hoặc mặt trên mái tôn. Sau khi phun, lớp bọt foam này sẽ đóng rắn lại và bám chặt lên bề mặt tôn. Ngoài ra, trong trường hợp phun lên bề mặt trên mái tôn (bề mặt tiếp xúc với mặt trời), lớp PU foam này còn như một “lớp bảo vệ” cộng thêm giúp hạn chế các tác nhân có hại từ môi trường gây ăn mòn/rỉ sét đến tấm tôn.
- Tấm cách nhiệt túi khí: Là dạng vật liệu được cấu tạo từ tấm nhựa PE có chứa các túi khí nhỏ có khả năng ngăn nhiệt cao, đồng thời được phủ lớp bạc sáng bóng giúp phản lại bức xạ nhiệt từ mặt trời – với khả năng chống nóng “kép” này, sản phẩm giúp hạ nhiệt công trình từ 10 – 22 độ C. Sản phẩm được dán trực tiếp lên bề mặt ngoài của mái tôn, giúp tạo thêm một lớp bảo vệ tấm lợp trước các tác nhân ăn mòn từ môi trường – nâng cao độ bền & tuổi thọ mái hiệu quả.
Tiêu chuẩn thi công độ dốc mái nhà xưởng hiện hành cần chú ý khi làm mái tôn
Căn cứ Mục 4.2.1 TCVN 4604:2012 có hiệu lực áp dụng hiện hành, độ dốc của mái lý tưởng nằm trong khoảng từ 5% đến 60% tùy loại vật liệu, chi tiết như sau:
- Mái lợp tôn sóng: 15% – 20%;
- Tấm lợp amiăng xi măng: 30% – 40%;
- Mái lợp ngói: 50% – 60%;
- Mái lợp tấm bê tông cốt thép: 5% – 8%.
Độ dốc mái tôn cần được thiết kế và thi công đáp ứng theo các thông số trên để đảm bảo việc thoát nước được thông suốt, tránh gây ứ đọng gây ảnh hưởng đến độ bền và rủi ro thấm dột khi công trình được đưa vào vận hành.
Trên đây là toàn bộ giới thiệu của IMAI về cấu tạo chi tiết mái nhà xưởng A-Z và những thông tin liên quan đáng chú ý. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, chúng tôi đã giúp bạn hiểu chi tiết mái nhà xưởng có những gì để phục vụ tốt nhất trong quá trình học hỏi, thực hiện công việc thiết kế công trình của mình. Chúc bạn thành công!