Mái tôn là lựa chọn phổ biến hiện nay vì chi phí hợp lý, tải trọng nhẹ. Tuy nhiên, điểm yếu của loại công trình này là dễ gây ra thấm dột sau một thời gian sử dụng – không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, mà còn tiềm ẩn rủi ro gây xuống cấp nội thất và hư hỏng thiết bị bên trong công trình.
Vậy làm sao để chống dột mái tôn lâu bền? Trong bài viết này, IMAI sẽ chia sẻ đến bạn 13+ phương pháp chống thấm mái tôn hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo & áp dụng ngay cho công trình mình.
Nguyên nhân khiến mái tôn bị thấm dột
Sau một thời gian đưa vào vận hành, các công trình mái tôn thường sẽ xuất hiện tình trạng thấm dột, nguyên nhân là bởi các lý do chính sau:
- Tôn bị rỉ sét, thủng: Mái tôn bộ phận thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng, gió, bão và các yếu tố thời tiết khắc nghiệt có khả năng gây ăn mòn kim loại. Lâu ngày, điều này khiến tôn bị xuống cấp, ăn mòn và rỉ sét – cuối cùng dẫn đến xuất hiện các vết nứt, lỗ thủng.
- Lỗi thi công chống thấm: Một số trường hợp thi công không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến công trình thấm dột như: lắp đặt mái tôn sai cách tạo khe hở tại vị trí tiếp giáp, dùng vít kém chất lượng, không có gioăng cao su chống nước, không vào keo kỹ gây sót các kẽ hở,…
- Hệ thống thoát nước kém: Nếu máng xối bị tắc nghẽn, nước mưa sẽ dễ bị ứ đọng – dẫn đến tràn ngược lên mái và thấm qua các khe hở..
- Độ dốc mái quá thấp: Độ dốc mái quá thấp có thể khiến nước mưa thoát kém, gây ra tình trạng ứ đọng và thấm nước vào kẽ hở mái tôn gây dột.
- Tôn bị biến dạng: Tôn bị biến dạng do bão, do ngoại lực va đập khiến các mối ghép nối không còn kín khít, tạo điều kiện để nước “chui” qua gây dột.
- Xử lý tôn giáp tường chưa tốt: Tôn giáp tường là phần có tính kết nối kém, không kín khít và dễ tạo ra kẽ hở. Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, nước mưa cũng rất dễ thấm vào trong khu vực này gây dột công trình.
13+ phương pháp chống thấm mái tôn hiệu quả nhất
Dưới đây là 13+ cách chống thấm mái tôn triệt để nhất, phù hợp cho từng tình trạng & mức độ hư hỏng mái khác nhau, mời bạn cùng tham khảo với IMAI ngay sau đây:
1. Kiểm tra các phần keo bị thoái hóa, hỏng và khắc phục
Kiểm tra các phần keo bị thoái hóa/hỏng và khắc phục là việc bạn cần tính toàn làm đầu tiên khi muốn chống thấm mái tôn. Điều này là bởi, sau thời gian dài sử dụng và chịu nhiều mưa nắng khắc nghiệt – lớp keo ở các mối nối giữa các tấm tôn, tôn và tường, tôn và giếng trời,… bị thoái hóa dẫn đến co lại tạo ra các khe hở để nước thấm qua gây dột.
Do đó, việc kiểm tra tình trạng keo mái tôn thường xuyên giúp phát hiện sớm các vị trí keo bị hỏng, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Việc thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần loại bỏ lớp keo cũ, vệ sinh sạch sẽ bề mặt và vào lại keo là xong.
2. Kiểm tra các vít lỏng, hỏng để khắc phục kịp thời
Sau một thời gian dài sử dụng, dưới tác động của sức căng của gió bão và các tác nhân mưa, nắng, nhiệt độ thay đổi liên tục – các đinh vít cố định mái tôn có thể bị lỏng, rỉ sét hoặc hư hỏng khiến các tấm tôn không còn cố định khít chặt nhau nữa. Điều này tạo ra các khe hở ở các mối ghép và ở lỗ khoan vít, dẫn đến việc nước mưa dễ dàng thấm qua gây dột.
Để khắc phục, bạn cần kiểm tra toàn bộ hệ thống vít mái tôn, xác định các vị trí vít bị lỏng, rỉ sét hoặc biến dạng. Sau đó, dùng tua vít hoặc máy bắn vít để siết chặt lại các vít lỏng và thay thể các vít đã hỏng hoặc rỉ sét nặng. Trong trường hợp vít bắn tôn công trình bạn không có gioăng cao su chống thấm, bạn nên bổ sung để tăng thêm độ kín khít cho mái khi lắp đặt.
3. Vệ sinh mái & máng xối sạch sẽ
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây thấm dột không phải do mái tôn bị thủng hay xuống cấp, mà đến từ chính việc mái quá bẩn, rác thải và bụi bẩn tích tụ lâu ngày gây cản trở dòng chảy của nước, khiến nước ứ đọng trên mái. Lâu dần, nước không thoát được sẽ rò rỉ qua các khe nối xuống bên dưới gây dột.
Giải pháp đơn giản cho trường hợp này là bạn hãy dùng vòi nước áp lực cao và chổi mềm để làm sạch mái, bao gồm cả khu vực máng thoát nước. Việc này không chỉ giúp duy trì khả chống dột tốt mà còn hạn chế mái bị rỉ sét do tiếp xúc với nước ứ đọng liên tục trong thời gian dài, nâng cao tuổi thọ mái tôn lâu bền.
4. Sử dụng sơn chống thấm mái tôn
Biện pháp chống thấm mái tôn dùng sơn phủ là phương án sử dụng sơn chuyên dụng để tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt mái tôn – giúp ngăn nước thấm qua, từ đó chống dột cho công trình hiệu quả. Chi tiết, sơn chống thấm mái tôn thường có gốc nhựa PU-Polyurethane, có màng sơn đàn hồi & bám dính cao – che lấp mọi khe/kẽ hở nhỏ khi được phủ qua, giúp chống dột hiệu quả trên diện rộng.
Bên cạnh đó, màng sơn chống thấm còn như một lớp bảo vệ cộng thêm cho lớp tôn nèn, giúp tấm lợp chống chịu tốt trước tác động ăn mòn/rỉ sét từ thời tiết như: mưa, nắng, hơi muối, nồm,… duy trì độ bền, tuổi thọ lâu dài cho phần mái công trình
Để thi công sơn chống thấm mái tôn, bạn sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt và chờ khô, sau đó lăn một lớp sơn lót. Sau khi sơn lót khô, bạn tiếp tục phủ 2-3 lớp sơn phủ tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất. Lưu ý, bạn cần chờ mỗi lớp khô hẳn rồi mới thi công lớp tiếp theo để đảm bảo độ dày và khả năng chống thấm đồng đều giữa các khu vực trên tôn.
5. Dùng băng keo chống thấm mái tôn
Đây là biện pháp chống thấm bằng cách sử dụng băng keo chuyên dụng Bitum để lấp kín các khe hở, lỗ thủng nhỏ hoặc vết nứt trên mái tôn – ngăn nước thấm vào bên trong. Bitum khá nổi tiếng trong ngành công nghiệp kết dính với đặc tính bám siêu chắc, duy trì khả năng dán chặt ngay cả trong điều kiện nắng gắt, ẩm ướt hoặc lạnh giá – đảm bảo chống dột hiệu quả cho công trình trong nhiều năm, trải qua nhiều thời tiết khắc nghiệt.
Cách thi công phương pháp này siêu đơn giản, bạn chỉ cần tháo lớp seal và dán trực tiếp lên bề mặt tôn đã được làm sạch, khô ráo tương tự như dán một tấm băng dính thông thường. Lưu ý, trong quá trình dính, bạn nên miết chặt keo sao cho không còn bọt khí để đảm bảo khả năng lấp kín – chống dột được tốt nhất.
6. Sử dụng nhựa đường chống thấm mái tôn
Nhựa đường là vật liệu kết dính cao – có thành phần chính là Bitum, đã được nhắc đến ở trên là một loại chất kết dính siêu chắc và cực bền trước các điều kiện thời tiết mưa nắng khắc nghiệt tại Việt Nam. Do đó, khi quét nhựa đường lên mái tôn, đây sẽ là một lớp bảo vệ cực kỳ chắc chắn, lấp kín hoàn toàn những lỗ hổng và kẽ hở mà chúng được phủ qua – giúp ngăn chăn triệt để tình trạng thấm dột khó chịu của công trình mỗi khi trời đổ mưa.
Quá trình thực hiện quét nhựa đường chống thấm mái tôn nhìn chung sẽ như sau:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt tôn và để khô ráo để đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất khi thi công.
- Bước 2: Đun nóng nhựa đường đến trạng thái lỏng rồi quét đều khắp mái tôn. Sau khi khô, lớp nhựa đường sẽ tạo thành một lớp chống thấm chắc chắn, giúp mái tôn bền vững hơn trước mọi điều kiện thời tiết.
7. Dùng tôn ốp tường chống dột
Nếu công trình của bạn bị dột vùng tôn tiếp giáp tường, bạn có thể cân nhắc trang bị tôn ốp để ngăn chặn triệt để tình trạng này. Tấm ốp tường được dùng là loại tôn phẳng, được uốn cong sao cho vừa vặn với góc tiếp giáp mái – tường. Với thiết kế nảy, nước mưa thay vì ứ đọng và lọt xuống các kẽ hở gây dột – chúng sẽ “trượt” theo đường cong của tấm ốp, đi qua rãnh sóng tôn và chảy ra máng xối. Điều này giúp công trình bên trong sẽ luôn khô ráo ngay cả khi có mưa lớn, mang đến trải nghiệm sống & làm việc thoải mái nhất.
Để thực hiện biện pháp dùng tôn ốp tường chống dột, bạn tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị miếng tôn phẳng được cắt sao cho chiều dài phù hợp để che phủ hoàn toàn kẽ hở, đồng thời phải có chiều rộng đủ lớn để uốn cong và lắp đặt dễ dàng giữa mái và tường.
- Bước 2: Bắn vít tấm ốp lên tôn tương tự như bắn tôn thông thường, sau đó vào keo Silicone để lấp kín các kẽ hở nhỏ ghép nối. Với bề mặt tường, bạn cố định tấm ốp bằng cách tra keo silicone hoặc bitum để đảm bảo độ kín tốt nhất.
8. Chống dột bằng cách dùng hỗn hợp xốp trộn xăng
Đây là giải pháp khắc phục nhanh dành cho những trường hợp mái tôn có lỗ thủng nhỏ & đơn lẻ, dựa trên phản ứng hóa học giữa xăng và xốp tạo ra chất keo kết dính chắc chắn, duy trì hiệu quả trong khoảng 6 tháng – 1 năm. Chi phí để thực hiện phương pháp này rất rẻ, tổng tốn chừng vài nghìn đến chục nghìn – rất phù hợp đối với những gia chủ chưa có điều kiện để thực hiện các phương án chống thấm bền vững, lâu dài hơn.
Lưu ý, đây chỉ là giải pháp “chống cháy” tạm thời dành cho tôn chưa bị hư hại nhiều. Đối với tình trạng tôn có vết nứt lớn, mật độ lỗ thủng nhiều mái tôn hoặc đã xuống cấp nặng, việc dùng cách hỗn hợp xốp trộn xăng để chống thấm không phải là giải pháp phù hợp.
Để thực hiện chống dột mái tôn bằng cách dùng hỗn hợp xốp trộn xăng, bạn hãy làm theo các bước siêu dễ dàng sau:
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vị trí bị dột, loại bỏ bụi bẩn, rỉ sét bằng khăn khô hoặc giấy nhám để tạo bề mặt lý tưởng để keo bám dính tốt nhất
- Bước 2: Dùng một miếng xốp nhỏ (loại xốp hạt thường dùng để chống sốc đồ gia dụng/điện tử), nhúng vào xăng và khuấy đều để tạo thành hỗn hợp keo dẻo dính. Sau đó, bạn nhanh tay đặt hỗn hợp lên lỗ thủng cần xử lý.
- Bước 3: Chờ hỗn hợp khô lại hoàn toàn trước khi kiểm tra bằng cách tưới nước lên mái, nếu không còn dột thì khu vực keo trám đã đạt chất lượng.
9. Dùng miếng tôn vá trám lên vùng bị thủng dột
Đối với mái tôn có lỗ thủng lớn hoặc có nhiều lỗ nhỏ tập trung một chỗ khiến việc tra keo Silicone hoặc phủ các chất như sơn, nhựa đường, băng keo,… không đạt nhiều hiệu quả chông thấm về mặt lâu dài, giải pháp vá trám bằng miếng tôn cùng loại sẽ là một phương án đáng cân nhắc.
Giải pháp này giúp phần tôn mới che phủ hoàn toàn vùng bị hỏng – từ đó ngăn nước thấm dột và tăng cường độ bền cho mái. Để thực hiện, bạn cần đo kích thước vùng tôn bị thủng, cắt một miếng tôn có kích thước lớn hơn khoảng 5-10cm mỗi cạnh, sau đó cố định bằng đinh vít và sau đó tra keo chống thấm chuyên dụng để đảm bảo nước không thể rò rỉ vào bên trong.
10. Thay tấm tôn bị hỏng, rỉ sét nặng
Đối với những mái tôn đã bị rỉ sét nghiêm trọng, xuất hiện nhiều lỗ thủng lớn hoặc bị cong vênh do tác động mạnh của gió bão – dẫn đến việc không thể khắc phục thông qua các biện pháp thông thường như: keo chống thấm, sơn, miếng vá,…. thay tấm tôn hỏng bằng tấm tôn mới là giải pháp tối ưu duy nhất giúp bạn có thể khắc phục triệt để tình trạng thấm dột. Tùy vào phạm vi và mức độ hư hỏng mà bạn sẽ phải thay 1 tấm, 2 tấm cho đến thay toàn bộ tấm lợp mái tôn.
Giải pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn phần mái bị hư hỏng, thay thế bằng tấm tôn mới cùng loại đảm bảo hơn – từ đó ngăn nước thấm qua và kéo dài tuổi thọ mái nhà. Để thực hiện, bạn cần tháo bỏ tấm tôn cũ, kiểm tra lại hệ thống khung xà gồ để đảm bảo chúng vẫn còn tốt, sau đó lắp đặt tấm tôn mới bằng đinh vít có gioăng cao su. Cuối cùng, tra keo chống thấm tại các mối nối để đảm bảo khả năng chống dột triệt để nhất.
11. Chống dột bằng cách nâng độ dốc mái tôn
Độ dốc của mái tôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thoát nước và chống thấm. Nếu mái tôn có độ dốc quá thấp, nước mưa thường sẽ chảy chậm và dễ bị ứ đọng, dẫn đến thấm vào các khe hở giữa các tấm tôn gây dột, rỉ sét và hư hỏng mái.
Giải pháp nâng độ dốc mái giúp nước thoát nhanh hơn, hạn chế tình trạng nước đọng lại trên bề mặt tôn, từ đó giảm thiểu nguy cơ thấm dột. Khi thực hiện, bạn thuê đơn vị thiết kế thi công nâng cao hệ khung kèo đỡ mái, với độ dốc tối ưu nằm trong khoảng 10-15 độ (với nhà dân dụng) và 15 – 20% (với nhà xưởng theo Mục 4.2.1 TCVN 4604:2012) để đảm bảo thoát nước tốt nhất.
12. Thi công foam PU chống thấm mái tôn
Foam PU là một giải pháp chống thấm mái tôn hiệu quả cao nhờ khả năng bám dính tốt, lấp đầy mọi khe hở và tạo ra một lớp màng liên kết chắc chắn giúp ngăn chặn nước thấm dột. Lớp foam PU khi phun lên sẽ lập tức giãn nở và bám chặt vào bề mặt, lấp kín toàn bộ khe hở giữa các tấm tôn hoặc tại những vị trí bị thủng, từ đó tạo nên một lớp bảo vệ chống thấm hiệu quả.
Đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi để lấp kín các kẽ hở đơn lẻ có kích thước vừa trở xuống, chẳng hạn như điểm tiếp giáp giữa tôn và tường. Quy trình thi công nhìn chung khá đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch bề mặt mái tôn, sau đó sử dụng máy chuyên dụng để phun foam PU lấp kín kẽ hở là hoàn thành.
13. Sử dụng màng chống thấm gốc xi măng
Một giải pháp cực kỳ hiệu quả để xử lý chống thấm các vết nứt, khe hở hoặc các lỗ thủng nhỏ trên mái tôn khác mà bạn có thể cân nhắc thử đó là epoxy. Đây là hợp chất có đặc tính kết dính cực mạnh, khả năng chống nước cao và chịu được điều kiện thời tiết mưa nắng khắc nghiệt, mang lại lớp bảo vệ bền bỉ cho mái tôn.
Phương pháp này đặc biệt phù hợp khi các mối nối giữa tôn và tường, khu vực tiếp giáp giếng trời hoặc các vị trí bị thủng nhỏ đơn lẻ. Để thực hiện, trước tiên bạn cần vệ sinh sạch sẽ khu vực cần trám keo, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ để đảm bảo bám dính tốt nhất. Sau đó, trộn các thành phần của keo epoxy theo tỉ lệ hướng dẫn, rồi dùng bay hoặc cọ chuyên dụng để phủ keo lên vết nứt, lỗ hổng và chờ khô.
Qua bài viết trên, IMAI đã chia sẻ đến bạn 13+ phương pháp chống thấm mái tôn hiệu quả, triệt để mà bạn có thể áp dụng khắc phục được ngay. Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp bạn tìm được giải pháp xử trí tình trạng dột phù hợp & nhanh chóng nhất cho công trình mình. Chúc bạn thành công!