Mái tôn là loại vật liệu phổ biến trong xây dựng nhà xưởng nhờ vào tính bền vững cao, tuổi thọ dài, tải trọng nhẹ cùng với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, vào mùa hè, nhiệt độ mái tôn có thể lên tới 60-70°C, khiến không gian bên trong nhà xưởng trở nên ngột ngạt, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân – dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp làm mát nhà xưởng mái tôn là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh nhất.
Chi tiết trong bài viết này, IMAI sẽ chia sẻ đến bạn 8+ phương pháp làm mát nhà xưởng mái tôn nhanh chóng, hiệu quả nhất hiện nay. Cùng bắt đầu nhé!
Nguyên nhân khiến nhà xưởng mái tôn bị nóng
Mái tôn có đặc tính hấp thụ nhiệt rất mạnh, đặc biệt vào những ngày nắng nóng cao điểm – dẫn đến làm tăng nhiệt độ công trình, gây nóng bức & khó chịu cho nhân công đang làm việc bên trong. Bên cạnh đó, nếu công trình còn có những đặc điểm dưới đây, chúng có thể gia tăng sự bí bách, nóng bức trong nhà xưởng:
- Nhiều thiết bị sinh nhiệt: Nếu công trình của bạn nhiều thiết bị, máy móc sản xuất như: lò đốt, lò luyện kim, nồi chiên, máy chủ vi tính,… thì khi vận hành, chúng sẽ sinh nhiệt làm tăng thêm sự oi bức, nóng nực bên trong công trình.
- Tôn thiếu có yếu tố cách nhiệt: Nếu mái tôn không có lớp mạ phản xạ nhiệt hoặc lót xốp, sơn chống nóng, nhiệt sẽ gần như trực tiếp truyền xuống không gian bên dưới gây nóng bức cho công trình.
- Hệ thống thông gió kém: Nếu công trình không có hệ thống thông gió hoặc thông gió kém, không khí nóng không được lưu thông hiệu quả, gây ra tích tụ nhiệt khiến không gian nhà xưởng ngày càng bí bách, bức bối.
- Diện tích mái lớn: Đối với những nhà xưởng có diện tích rộng, diện tích mái tôn tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều khiến lượng nhiệt hấp thụ tăng lên đáng kể.
8+ phương pháp làm mát nhà xưởng mái tôn hiệu quả nhất hiện nay
Hiện tại, có rất nhiều cách giúp bạn làm mát nhà xưởng mái tôn nhanh chóng, từ các phương án tự nhiên không tốn điện cho đến giải pháp chủ động hiệu suất cao. Để giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp nhất cho công trình mình, dưới đây là A-Z 8 cách làm mát nhà xưởng mái tôn hiệu quả nhất đáng cân nhắc áp dụng:
Sử dụng vật liệu cách nhiệt cho mái tôn
Vật liệu cách nhiệt giúp giảm lượng nhiệt hấp thụ từ mái tôn truyền xuống, giúp cho không gian bên trong nhà xưởng mát hơn. Điểm mạnh của phương pháp này là làm mát công trình hoàn toàn tự nhiên, không dùng điện như các thiết bị làm mát chủ động, giúp bạn gần như chỉ đầu tư một lần và được làm mát công trình lâu dài trong hàng chục năm.
Chi tiết, dưới đây là một số loại vật liệu cách nhiệt phổ biến được ứng dụng phổ biến hiện nay:
- Tấm chống nóng (PU, EPS, XPS, bông khoáng, bông thủy tinh…): Là vật liệu có hệ số cách nhiệt cao, sản xuất dưới dạng tấm vuông dùng để lót bên dưới mái tôn – giúp hạn chế hấp thụ nhiệt từ tấm lợp và giữ không gian trở nên mát hơn. Không chỉ dừng lại ở đó, các tấm chống nóng này còn có khả năng tiêu âm rất tốt, giúp công trình bạn trở nên yên tĩnh hơn vào ban đêm.
- PU foam: Là hợp chất Polyurethane dưới dạng bọt foam, được phun lên bề mặt hoặc phía dưới mái tôn. Sau khi phun hợp chất này sẽ đông rắn lại – tạo ra một lớp cách nhiệt & cách âm hiệu quả tương tự tấm chống nóng PU đã đề cập ở trên. Đặc biệt, khi phun lên trên bề mặt mái tôn (phần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời), lớp foam này còn tạo thêm một lớp bảo vệ giúp ngăn ngừa các tác nhân ăn mòn (mưa, nắng, hơi muối,…) từ môi trường, giúp gia tăng độ bền & tuổi thọ của vật liệu.
- Tấm cách nhiệt túi khí: Là vật liệu chống nóng làm từ chất liệu PE với thiết kế với các hạt bong bóng có khả năng ngăn nhiệt rất tốt. Đồng thời, mặt trên của sản phẩm còn được phủ lớp bạc giúp phản lại bức xạ nhiệt từ mặt trời chiếu xuống – mang đến “hiệu quả kép” giúp làm mát công trình nhà xưởng mái tôn vượt trội.
- Và nhiều vật liệu khác…
Sơn chống nóng mái tôn
Sơn chống nóng mái tôn là hợp chất chuyên dụng, chứa các thành phần có tính phản xạ tia bức xạ mặt trời vượt trội như: titan dioxide, mica, nhôm,… Điều này giúp giảm thiểu hiệu quả sự hấp thụ hơi nóng lên bề mặt mái tôn, từ đó giúp hạ nhiệt công trình bên dưới.
Theo nhiều tính toán thực tế, loại sơn này giúp giảm nhiệt độ từ 5 – 25°C tùy thuộc vào số lớp sơn, điều kiện môi trường công trình và kỹ thuật thi công.
Tương tự như dùng vật liệu cách nhiệt cho mái tôn, sơn chống nóng là giải pháp làm mát nhà xưởng hoàn toàn tự nhiên, do đó bạn không lo tốn chi phí duy trì hàng tháng – chỉ cần đầu tư một lần là dùng tốt trong nhiều năm.
Hệ thống phun nước làm mát mái tôn
Trong trường hợp nhà xưởng của bạn ở khu vực nắng nóng khắc nghiệt mà các biện pháp hạ nhiệt từ tự nhiên không mang lại hiệu quả, phương án dùng hệ thống phun nước chủ động lên mái sẽ là giải pháp hữu hiệu đáng để bạn cân nhắc.
Cụ thể, hệ thống phun nước làm mát mái tôn hoạt động dựa trên nguyên lý bay hơi để giảm nhiệt. Khi nước được phun lên bề mặt mái tôn, chất lỏng sẽ hấp thụ nhiệt và bay hơi, giúp nhiệt độ mái giảm đáng kể và nhanh chóng, từ đó làm mát hiệu quả không gian bên trong nhà xưởng.
Theo nhiều tính toán thực tế, với hệ thống phun nước làm mát mái tôn, nhiệt độ tấm lợp có thể hạ nhanh chóng từ 15 – 20°C chỉ sau vài phút phun nước. Ngoài ra, so với các biện pháp làm mát chủ động khác, hệ thống phun nước làm mát mái tôn nhìn chung không tiêu tốn nhiều điện như điều hòa công nghiệp, thông gió,… giúp tối ưu chi phí năng lượng vận hành hàng tháng.
Lắp đặt hệ thống thông gió: Quả cầu thông gió, quạt hút,…
Hệ thống thông gió là giải pháp giúp thúc đẩy luân chuyển không khí mạnh mẽ, đẩy khí nóng ra ngoài và đưa không khí mát vào trong nhà xưởng, mang đến một môi trường làm việc thoáng đãng hơn. Chi tiết, dưới đây là các phương pháp thông gió hiệu quả thường được áp dụng trong các công trình hiện nay:
1. Quả cầu thông gió:
Là giải pháp hoạt động dựa vào sức gió tự nhiên. Khi trời có gió, quả cầu sẽ quay giúp hút các khí nóng bên trong công trình và đẩy chúng ra bên ngoài. Ưu điểm của phương pháp này là hoàn toàn không sử dụng điện, giúp công trình làm mát hoàn toàn tự nhiên không tốn điện.
Tuy nhiên, quả cầu thông gió có hạn chế là hiệu suất không cao, phụ thuộc nhiều vào sức gió từ môi trường – chỉ phù hợp để làm mát cho nhà xưởng quy mô nhỏ.
2. Quạt hút mái nhà & quạt gắn tường:
Đối với nhà xưởng lớn – lượng khí nóng trong công trình nhiều, bạn cần trang bị quạt hút/quạt gắn tường công suất lớn để khả năng lưu thông không khí vượt trội hơn. Ưu điểm của phương pháp này là có thể hút khí nóng với công suất lớn liên tục 24/7, làm mát hiệu quả ngay cả khi trời không có gió.
Ngược lại, hạn chế của hai thiết bị trên là chi phí mua và lắp đặt ban đầu khá đắt, rơi vào khoảng từ 3 triệu đến hàng chục triệu tùy công suất và chất lượng. Bên cạnh đó, do là biện pháp hút gió chủ động dùng năng lượng điện, chủ đầu tư sẽ mất thêm chi phí vận hành hàng tháng để duy trì số lượng thiết bị này.
Sử dụng hệ thống làm mát bằng nước thông qua tấm Cooling Pad
Hệ thống Cooling Pad là những tấm cellulose có các rãnh hình zic-zac được gắn trên tường nhà xưởng. Khi vận hành, nước sẽ chảy qua các rãnh này tạo thành một lớp “lá chắn nước”. Sau đó, gió được hút vào từ quạt sẽ đi qua “lá chắn” này sẽ được nước hạ nhiệt nhanh chóng và thổi vào bên trong, mang đến cảm giác thoải mái, mát mẻ và giảm sự hanh khô cho nhà xưởng.
Bên cạnh đó, với cơ chế không khí từ bên ngoài được đi qua màng nước, các bụi bẩn từ môi trường sẽ được chặn lại ở tấm Cooling Pad này – giúp đảm bảo nhân công làm việc trong nhà xưởng được tận không khí trong lành, từ đó có sự thoải mái & hứng khởi hơn để có được hiệu quả tốt nhất trong công việc.
Tuy nhiên, do có tác động từ nước, không khí đi qua Cooling Pad sẽ có độ ẩm cao – không phù hợp với các nhà xưởng có yêu cầu kiểm soát độ ẩm, chẳng hạn thuộc các ngành nghề như: chế biến thực phẩm, hóa chất, kho hàng hóa,…
Làm mát nhà xưởng mái tôn bằng điều hòa công nghiệp
Điều hòa công nghiệp là giải pháp làm mát mạnh mẽ và hiệu quả nhất cho nhà xưởng, đặc biệt phù hợp với các ngành sản xuất yêu cầu kiểm soát nhiệt độ ổn định cao như: điện tử, thực phẩm, dược phẩm,…
Cơ chế làm mát của điều hòa khá đơn giản, chúng sẽ hút không khí nóng bên trong công trình và hạ nhiệt bằng hệ thống gas lạnh trước khi đưa không khí mát trở lại không gian công trình. Điểm mạnh lớn nhất của điều hòa là có hiệu suất làm mát cực cao (với nhiệt độ thấp nhất tới 16 – 18 độ C), đồng thời có thể duy trì một mức nhiệt độ ổn định liên tục theo cài đặt của người sử dụng trong nhiều giờ liền.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của điều hòa công nghiệp là vấn đề chi phí – cả chi phí ban đầu lẫn vận hành thường xuyên. Ngoài ra, bạn còn cần bảo trì định kỳ, bao gồm: vệ sinh dàn lạnh, kiểm tra gas và hệ thống lọc,… để đảm bảo thiết bị vận hành được tốt nhất. Điều này có thể tốn một khoản tiền lớn cho chủ đầu tư khi sử dụng điều hòa hàng tháng với tần suất cao.
Làm mát bằng quạt trần nhà xưởng công nghiệp
Quạt trần công nghiệp, với sải cánh lớn từ 3 – 7m, có khả năng tạo luồng gió mạnh – giúp lưu thông không khí tốt hơn, phân tán khí nóng và thay thế bằng luồng gió mát, tạo sự thoáng đãng và dễ chịu cho người làm việc bên trong công trình.
Đặc biệt, khi thiết bị này kết hợp với hệ thống thông gió, quạt hút gió hoặc Cooling Pad, hiệu quả làm mát & giảm nhiệt công trình càng được tối ưu, giúp không gian làm việc trở nên thoải mái hơn – giảm thiểu nhu cầu sử dụng điều hòa vốn cực kỳ tốn kém.
Trên đây là 8+ phương pháp làm mát nhà xưởng mái tôn hiệu quả nhanh chóng, tốt nhất hiện nay được nhiều công trình ứng dụng. Hy vọng qua bài viết, IMAI đã giúp bạn tìm ra lựa chọn chống nóng phù hợp nhất cho nhà xưởng của mình, từ đó nâng cao chất lượng môi trường làm việc & hiệu quả sản xuất tốt nhất.