Sau những cơn bão, đặc biệt là khu vực miền Trung hay mới đây là trận bão Yagi lịch sử ở miền Bắc, bạn sẽ thường thấy một tình trạng chung là rất nhiều nhà mái tôn bị tốc, bay mái. Vậy, vì sao mái tôn bị bay khi có bão, các nguyên nhân nào khiến các công trình mái tôn thường xuyên bị bay mái khi gặp thiên tai? Làm thế nào để ngăn chặn triệt để tình trạng này
Hãy cùng IMAI tìm câu trả lời chi tiết A-Z ngay sau đây!
Vì sao mái tôn bị bay khi có bão? Các nguyên nhân làm mái tôn bị bay khi bão
Tôn là vật liệu lợp mái có trọng lượng nhẹ, đồng thời có kích thước to bản nên rất dễ đón gió và “căng đầy” như cánh buồm. Vì lý do đó, nếu mái tôn không được cố định chắc chắn, khi trời xuất hiện gió mạnh hoặc bão – tôn sẽ rất dễ bị bục ra và bay.
Chi tiết hơn, dưới đây là những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ làm mái tôn bay khi có gió bão:
- Tác động của gió bão: Gió bão mạnh tạo áp lực lớn lên bề mặt mái tôn, đặc biệt là khu vực vít bắn – khiến mối nối bị kéo căng, dần trở nên lỏng lẻo và bung bật. Đặc biệt, trong thời điểm thời tiết cực đoan xảy ra lốc xoáy, chúng có thể hút mái tôn lên không trung khỏi khung kèo nếu không được gia cố chắc chắn.
- Tác động của mưa gió: Mưa lớn khiến các mối nối rỉ sét & yếu dần, tạo điều kiện để lực căng của gió bão làm bung bật mái tôn và bay ra ngoài..
- Lỗi thi công kỹ thuật: Vít không được siết chặt hoặc sử dụng không đủ số lượng vít bắn, dẫn đến mái tôn không được kết nối chặt với hệ xà gồ – dẫn đến khả năng chịu đựng kém trước các tác động khắc nghiệt từ môi trường.
- Thiết kế mái không hợp lý: Độ dốc mái quá thấp khiến gió dễ bị lùa vào bên dưới tấm lợp và đẩy mái tôn lên. Nếu gặp gió mạnh hoặc bão lớn, những loại mái này sẽ có nguy cơ bị lỏng dần và bung bật ra bên ngoài.
- Sử dụng vật liệu kém chất lượng: Mái tôn quá mỏng hoặc làm từ vật liệu không đạt tiêu chuẩn sẽ thường có độ bền & tính chịu lực căng từ gió kém hơn. Ngoài ra, việc lựa chọn các loại vít không có tính chống ăn mòn sẽ rất dễ bị rỉ sét trong thời gian ngắn sử dụng, từ đó gây ra rủi ro mối nối không bền – dễ bung bật.
Tác hại khi mái tôn bị bay do bão
Tôn bị bay không chỉ gây tổn thất ở mỗi phần mái, chúng còn tiềm ẩn những nguy hiểm không nhỏ đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người – chi tiết như sau:
- Nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe: Các cạnh của mái tôn sắc như dao, do đó, khi mái tôn bay và không may va đập vào người xung quanh có thể gây thương tích nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng – rủi ro gây thiệt hại vô cùng khủng khiếp.
- Thiệt hại về tài sản: Khi mái tôn bị bay, toàn bộ nội thất công trình & thiết bị, đồ đạc phía dưới bị lộ thiên để mưa gió tác động trực tiếp, gây hư hỏng và thiệt hại tài sản.
- Ảnh hưởng đến hệ thống điện: Mái tôn bay có thể va vào dây điện gây chập cháy, mất điện diện rộng và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra, đứt dây điện trong trời mưa bão còn có thể dẫn đến các tai nạn nghiêm trọng như điện giật cho người di chuyển xung quanh.
- Gây cản trở giao thông: Mái tôn bay xuống đường, đặc biệt là các đường chính có thể gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều người khi lái xe qua khu vực đó.
6 cách chống bay mái tôn khi bão hiệu quả
Để bảo vệ mái trước những cơn bão lớn, dưới đây là A-Z 6 cách chống bay & tốc mái tôn hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay trên công trình của mình, cùng IMAI tham khảo ngay sau đây!
- Lắp đặt nẹp và ke chống bão: Đây là các phụ kiện được lắp đặt cùng khi bắn vít tôn vào xà gồ, có tác dụng tăng cường diện tích & độ nẹp chặt giúp tấm lợp cố định chắc chắn hơn trên khung mái. Để lắp đặt sản phẩm này trên mái tôn, bạn tiến hành đặt ke/nẹp chống bão vào sóng dương, sau đó bắn vít xuyên qua thật chắc chắn. Đảm bảo mỗi vít là một ke/nẹp chống bão để duy trì sự chắc chắn của tấm lợp một cách tốt nhất.
- Vít chặt mái tôn vào khung mái: Bạn kiểm tra xem mái tôn nhà mình có vít nào bị lỏng hoặc rỉ sét không. Nếu có, hãy vặn chặt lại các vít lỏng và thay thế mới các vít bị rỉ sét để đảm bảo độ chắc chắn của tấm lợp trên khung mái.

- Sử dụng tấm lợp có độ dày lớn, thương hiệu uy tín: Ưu tiên chọn mái tôn có độ dày từ 0,4mm trở lên để chịu được áp lực gió lớn. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên chọn các loại tôn từ thương hiệu uy tín như: Hoa Sen, Việt Nhật SSSC, BlueScope,… để đảm bảo sản phẩm chất lượng, chịu được tốt áp lực của thời tiết khắc nghiệt.
- Treo bao cát: Với các công trình nằm ở khu vực thường xuyên có bão lũ, bạn có thể đặt các vật nặng như bao cát để cố định mái chắc chắn hơn. Bạn sử dụng các bao cát đóng lỏng từ 15-20kg, đặt cách nhau 1m quanh mái và cách 1,5m nếu ở giữa mái (tốt nhất là đặt ở khu vực vực xà gồ và vì kèo). Sau đó, bạn liên kết chặt các bao bằng dây thừng vắt từ mái bên này sang mái đối diện để tránh tình trạng bao lăn rơi xuống đất gây nguy hiểm.
- Đóng kín các khe hở và cửa sổ: Trước khi bão đến, kiểm tra và bịt kín các lỗ thông gió, khe hở gần mái để ngăn gió lùa làm tốc mái tôn. Ngoài ra, khi bão đến, bạn cũng nên đóng kín các cửa sổ và cửa ra vào để hạn chế áp lực gió đẩy lên mái.
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Thường xuyên kiểm tra hệ thống mái tôn, xà gồ và các mối bắn vít – đặc biệt là trước và sau khi bão để phát hiện sớm các vấn đề và sửa chữa kịp thời. Điều này giúp mái tôn luôn trong trạng thái bền vững nhất, sẵn sàng chống chịu và vượt qua dễ dàng những điều kiện thời tiết mưa bão khắc nghiệt.
Trên đây là A-Z giải đáp của IMAI cho thắc mắc “Vì sao mái tôn bị bay khi có bão? Các nguyên nhân làm mái tôn bị bay khi bão” và 6 cách mà bạn có thể thực hiện được ngay để gia cố mái tôn vững vàng trước thời tiết khắc nghiệt. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có câu trả lời cho bản thân mình và có những kiến thức hữu ích để bảo vệ công trình mái tôn nhà mình luôn bền vững, tuổi thọ lâu dài. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!